Nhiều doanh nghiệp cần quan trắc môi trường lao động nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Các quy định về nguyên tắc, căn cứ để quan trắc như thế nào? Và những thông tin dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề thắc mắc trên.
1. Kiểm soát yếu tố nguy hại tại nơi làm việc
Điều 18 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì việc kiểm soát các yếu tố có hại tại nơi làm việc có quy định:
- Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc với biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động.
- Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại thì cần tiến hành quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất 1 lần/năm với đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực.
- Yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động cần thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, cần kiểm tra, đánh giá các yếu tố theo quy định.
- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
+ Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm.
+ Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
+ Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
2. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động
- Cần quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động. Với các ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì khi quan trắc lao động phải tiến hành đánh giá đầy đủ gánh nặng lao động, chỉ tiêu tâm lý lao động Ecgonomy.
- Thực hiện theo đúng kế hoạch giữa cơ sở lao động và đơn vị thực hiện công việc quan trắc.
- Quá trình quan trắc cần đảm bảo các tiêu chí dưới đây:
+ Phải triển khai trong thời gian cơ sở đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Cần lấy mẫu theo phương pháp cá nhân, vị trí lấy mẫu tại khu vực có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.
+ Với phương pháp phát hiện ngang với kết quả nghi ngờ thì cần lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp đủ tiêu chuẩn.
- Xác định đầy đủ các yếu tố có hại cần quan trắc trước khi cập nhật trong hồ sơ vệ sinh lao động:
+ Thay đổi quy trình công nghệ, sản xuất hoặc cải tạo, nâng cấp cơ sở.
+ Đề xuất, bổ sung khi thực hiện quan trắc lao động.
+ Thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Thực hiện báo cáo đến Bộ Y tế về các yếu tố có hại, phát hiện sớm các thành phần trong giới hạn cho phép.
3. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc lao động
- Cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động nhằm xác định yếu tố cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy, vị trí lấy mẫu.
- Xác định số lượng người lao động, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
- Xác định yếu tố VSV, dị nguyên, yếu tố dị ứng, ung thư cùng nhiều yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa xác định trong hồ sơ vệ sinh lao động.
Nếu cơ sở sản xuất công nghiệp cần tư vấn hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường lao động thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!