Thông tư 10/2021/TT-BTNMT có thêm một số quy định mới liên quan đến chương trình, dữ liệu quan trắc môi trường mà khi thực hiện doanh nghiệp cần lưu ý.
Quan trắc môi trường là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động nhưng có phát sinh chất thải tác động đến môi trường. Ngoài những quy định việc lập báo cáo quan trắc môi trường thì trước tiên cần thiết kế chương trình quan trắc phù hợp cũng như cách quản lý số liệu quan trắc theo đúng quy định.
Thiết kế chương trình quan trắc môi trường?
- Phải xác định mục tiêu của chương trình quan trắc cùng các thành phần của môi trường.
- Liệt kê đầy đủ thông số quan trắc theo từng thành phần môi trường bao gồm thông số đo tại hiện trường và phân tích.
- Phải khảo sát trực tiếp khu vực cần quan trắc.
- Phương án lấy mẫu chi tiết được thiết kế bằng cách xác định chính xác tuyến, điểm lấy mẫu, lập sơ đồ điểm quan trắc, vị trí địa lý, điểm quan trắc, các nguồn tác động của khu vực quan trắc, xác định ranh giới khu vực quan trắc và dự báo những biến đổi xảy ra trong khu vực quan trắc.
- Xác định đầy đủ về tần suất, thời gian quan trắc.
- Việc lấy mẫu, đo tại hiện trường và phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm bằng phương pháp phù hợp.
- Thực hiện theo đúng quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu, xác định dụng cụ chứa mẫu, loại hóa chất bảo quản, thời gian lưu mẫu, loại mẫu, và số lượng mẫu QC.
- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phân tích môi trường bao gồm thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo đảm an toàn lao động và kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc hiện trường đúng kỹ thuật.
- Xác định phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu.
- Xác định kế hoạch quan trắc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng QA/QC trong quan trắc môi trường.
Quy định về dữ liệu quan trắc môi trường
Đối với số liệu quan trắc và phân tích môi trường
- Tiến hành kiểm tra kết quả quan trắc về tính hợp lý và phân tích môi trường.
- Sau khi được xem xét, đánh giá kết quả theo các mẫu QC với độ tin cậy cao theo từng tiêu chí kiểm soát chất lượng của phòng thí nghiệm thì sẽ chấp nhận kết quả quan trắc và phân tích.
- Tùy theo lượng mẫu và nội dung báo cáo quan trắc có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải có số liệu thống kê về giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, giá trị vượt chuẩn mà xử lý thống kê.
- Đối chiếu với kết quả quan trắc đã được kiểm tra, xử lý thống kê phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà đánh giá kết quả quan trắc hợp lý.
- Tiến hành thiết kế phương án lấy mẫu sơ bộ như xác định tuyến, điểm lấy mẫu đánh dấu trên sơ đồ, mô tả vị trí địa lý, tọa độ điểm quan trắc, mô tả sơ bộ nguồn tác động, đối tượng tác động đến khu vực quan trắc,…
Tính chất của dữ liệu, hồ sơ
- Tất cả phải được tập hợp đầy đủ, đảm bảo tính trung thực.
- Dữ liệu, hồ sơ phải lưu giữ kịp thời được quản lý theo đúng quy định.
Lưu giữ hồ sơ gốc của hoạt động quan trắc
- Các biên bản lấy mẫu tại hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, phiếu kết quả đo, biên bản đo lặp mẫu, dữ liệu gốc lưu trong thiết bị đo trực tiếp tại hiện trường, kết quả tính toán, quan trắc được gọi là hồ sơ quan trắc.
- Biên bản phân tích, báo cáo kết quả phân tích, dữ liệu gốc lưu trong thiết bị là hồ sơ phân tích môi trường.
- Hồ sơ thực việc hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng tại hiện trường.
Nếu như quý Doanh nghiệp đến kỳ thực hiện quan trắc và quý hoàn thành báo báo định kỳ nhưng chưa biết làm thế nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!