Xả thải ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp và môi trường? Xả thải cần đăng ký, thực hiện các loại báo cáo, giấy phép môi trường nào? Vai trò quan trọng của các HSMT ban đầu đối với doanh nghiệp? Để hiểu rõ những vấn đề này cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết hôm nay.
Thực trạng xả nước còn nhiều bất cập
Nước thải sinh hoạt, sản xuất nhỏ
Mặc dù nhiều nơi đã có HTXLNT tập trung nhưng đa phần hoạt động xử lý lại gặp không ít trở ngại làm ảnh hưởng đến môi trường. Thành phố hiện vẫn chưa có hệ thống XLNT hoặc có nhưng chưa được cải tạo, bảo trì đúng cách làm phát sinh nước thải chưa đạt chuẩn làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm.
Hầu như nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc mà mới chỉ xử lý sơ bộ đã dẫn ra nguồn nước tự nhiên.
Chính vì thế mà vấn đề xả thải trở thành đề tài được đề cập nhiều nhất. Nhưng theo Luật Tài nguyên nước 2012 cùng với Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì các cơ sở, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm, không chứa chất độc hại, chất phóng xạ hoặc xả nước thải thủy sản không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm thì không cần đăng ký để xin giấy phép xả thải.
Ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp
Trên thực tế thì việc cấp phép khai thác tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước với tỷ lệ còn hạn chế. Nguyên nhân do nhiều hệ thống bị xuống cấp nghiêm trọng mặc dù ban đầu họ có thiết kế hệ thống XLNT đảm bảo chất lượng nước thải khi xả thải vào nguồn nước.
Hoặc do KCN, CCN chưa đầu tư vào hệ thống nên họ hầu như chỉ tự xử lý nguồn thải từ các ngành công nghiệp bị phân tán khiến công tác quản lý, kiểm soát nguồn thải gặp không ít khó khăn.
Đồng thời nhiều ngành công nghiệp không thể xác định chính xác lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải vì quy mô hoạt động của nhiều cơ sở còn nhỏ, thiết bị, công nghệ lạc hậu, dễ phát sinh chất thải.
Chính vì thế mà trong quá trình quan trắc môi trường, nhiều doanh nghiệp thực hiện chương trình quan trắc chưa đúng với tần suất, thông số và vị trí. Khi chưa xác định chính xác quy trình mà doanh nghiệp chưa thể lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định dẫn đến khi cơ quan nhà nước thanh, kiểm tra phát hiện nhiều sai sót và bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nguyên nhân gây ô nhiễm từ ngành sản xuất
Ngoài nước thải đô thị, chất thải từ lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ngày càng báo động với nhiều áp lực ảnh hưởng đến môi trường. Ngay từ đầu, chủ dự án không thể xác định chính xác lưu lượng, thành phần chất thải, mức độ ô nhiễm cùng với những hóa chất độc hại trong quá trình hoạt động đối với tác nhân môi trường.
Tồn đọng nhiều vấn đề từ khâu quản lý
Đặc thù sản xuất ở nước ta thường tập trung thành các làng nghề quy mô lớn. Điều đáng nói những làng nghề khá đa dạng, hơn nữa nó hoạt động trong nhiều khu dân cư nên cơ quan quản lý chưa thể kiểm tra hết việc đảm bảo các yếu tố môi trường như đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải.
Thực trạng ô nhiễm trong nhiều năm qua xuất hiện ngày càng phổ biến gây ra không ít khó khăn đối với công tác quản lý môi trường. Quan trọng là những đối tượng này thường bỏ qua việc lập các loại hồ sơ môi trường quan trọng ngay từ đầu như báo cáo ĐTM, lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Tùy theo quy mô, công suất, diện tích mà cơ sở sẽ xác định loại hồ sơ cần thiết phải thực hiện trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức.
Nhưng những cơ sở sản xuất trên lại thường không có đủ chi phí cùng năng lực pháp lý để hoàn thành các hồ sơ quan trọng này. Vì hoạt động theo quy mô hộ gia đình hoặc nhỏ lẻ nên nhiều chủ cơ sở không thể bỏ ra khoản tiền quá lớn để thực hiện.
Hơn thế nữa, họ lại không có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm hoàn chỉnh về từng loại báo cáo. Chính vì thế bạn cần tìm Công ty tư vấn hồ sơ môi trường để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan. Nếu cần hỗ trợ bất kỳ điều gì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!