Bên cạnh những dự án mới bắt đầu triển khai bắt buộc phải lập ĐTM thì những dự án đã triển khai trước đó cần lưu ý đến một số vấn đề như quy mô, công suất, công nghệ xử lý để xác định đối tượng có phải lập lại ĐTM theo quy định của Nhà nước không.
Có rất nhiều trường hợp, chủ dự án có những thay đổi nhất định làm tăng tác động xấu đến môi trường bị cơ quan quản lý kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ trường hợp nào phải lập lại ĐTM thì hãy theo dõi bài viết hôm nay để tìm hiểu thêm thông tin cần thiết.
1. Tăng công suất của dự án
Nếu một Công ty may mặc đã thực hiện đầy đủ thủ tục và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM nhưng doanh nghiệp muốn tăng công suất thì có ảnh hưởng gì đến môi trường không? Có cần làm thủ tục gì không?
May mặc là lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, theo đó, đối tượng lập ĐTM nhà máy may mặc quy định trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Trường hợp của bạn không nêu rõ khi tăng công suất có ảnh hưởng gì đến môi trường hay không. Do đó có thể chia thành hai đối tượng để xem xét.
- Thứ nhất, dự án tăng công suất nhưng tác động xấu đến môi trường, nguồn thải phát sinh quá lớn thì bắt buộc phải lập lại ĐTM.
- Thứ hai, dự án tăng công suất nhưng chất thải không vượt quá khả năng xử lý của các công trình BVMT so với nội dung ĐTM đã phê duyệt, vì thế không phải lập lại báo cáo ĐTM.
Nhưng nếu bạn tăng công suất cần nộp văn bản cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM cùng với thủ tục chấp thuận môi trường. Khi văn bản được cơ quan đồng ý thì dự án có thể tăng công suất.
2. Tăng quy mô, diện tích dự án
Một phòng khám bệnh có quy mô giường bệnh 200 giường bệnh và đã lập ĐTM. Nhưng bây giờ vì nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao mà họ muốn nâng cấp và tăng thêm 100 giường bệnh nhưng công suất xử lý chất thải không vượt quá nội dung ĐTM đã phê duyệt. Vậy họ có lập lại ĐTM không?
Với trường hợp tăng quy mô, diện tích khá phức tạp vì thế bạn cần căn cứ, xác định theo nhiều quy định, văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực này.
Trong đó bao gồm:
2.1. Luật BVMT 2014 đối với dự án lập lại ĐTM
- Dự án không được triển khai trong vòng 24 tháng kể từ khi được phê duyệt ĐTM.
- Khi dự án thay đổi địa điểm, tăng quy mô hoạt động, công suất sản xuất hoặc công nghệ tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM.
2.2. Nghị định 40/2019/NĐ-CP đối với dự án lập lại ĐTM
- Không triển khai thực hiện dự án trong thời hạn 24 tháng (chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục trong giai đoạn thực hiện)
- Tăng quy mô, công suất chẳng hạn như dự án mở rộng các dây chuyền sản xuất chính, thêm nhiều hạng mục công trình có phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý của các công trình BVMT.
- Dự án có thay đổi về công nghệ sản xuất sản phẩm, công nghệ xử lý chất thải thay đổi làm tăng áp lực đến môi trường.
- Chủ dự án có mở rộng quy mô đầu tư, bổ sung thêm vào KCN các ngành nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ ô nhiễm cao.
3. Khi dự án thay đổi về công nghệ xử lý chất thải
Việc nhà máy sản xuất muốn nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải để nâng cao các tiêu chuẩn xả thải và làm sạch nguồn thải cũng như bổ sung, thiết kế thêm bể lắng. Vậy trường hợp này có cần lập lại ĐTM không?
Nếu doanh nghiệp đã lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường nhưng muốn cải tạo, nâng cấp HTXLNT và bổ sung thêm bể lắng để nâng cao chất lượng xả thải thì vẫn thuộc đối tượng lập lại ĐTM. Điều này có quy định chi tiết trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP với những trường hợp lập lại ĐTM và trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Nếu như bạn thuộc trường hợp lập lại ĐTM nhưng không biết phải triển khai thực hiện như thế nào thì hãy liên hệ ngay Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn dịch vụ đầy đủ hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!