Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Một số loại hồ sơ môi trường đơn giản

Dự án sau khi hoạt động còn phải tiến hành lập các loại báo cáo, giấy phép môi trường đơn giản nào? Những quy định cơ bản đối với những loại giấy phép môi trường cho doanh nghiệp?

Bài viết hôm nay là một số quy định liên quan đến những loại hồ sơ như báo cáo quan trắc, sổ chủ nguồn thải và giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Đối với khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, tòa nhà, khu chung cư, bệnh viện,… bắt buộc phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Báo cáo này được triển khai thông qua hình thức đánh giá chất lượng môi trường của dự án theo tần suất định kỳ nộp lên cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Quá trình quan trắc đòi hỏi phải thu thập, đánh giá tất cả số liệu về nguồn thải liên quan đến dự án.

Bất kỳ nguồn thải nào cũng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến dự án vì thế thông qua hoạt động quan trắc để xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Vậy chi phí quan trắc môi trường được xác định theo những tiêu chí nào?

Nhắc đến chi phí, báo cáo quan trắc môi trường sẽ tùy thuộc vào tính chất, quy mô, công suất, thông số và số lượng mẫu để xác định chính xác chi phí quan trắc từng dự án.

Tuy nhiên đối với quan trắc tự động ban đầu sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn vì phải lắp đặt hệ thống hoàn chỉnh, thông thường chi phí sẽ dao động từ vài trăm đến vài tỷ đồng tùy thuộc vào khối lượng nguồn thải (nước thải, khí thải). Chẳng hạn, lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động sẽ bao gồm thiết bị đo đạc liên tục, thiết bị nhận truyền dữ liệu, hệ thống điện cùng nhiều thiết bị phụ trợ quan trọng khác.

Đăng ký sổ chủ nguồn thải

Đây là thủ tục hồ sơ mà chủ nguồn thải có phát sinh CTNH phải chuẩn bị đầy đủ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án có thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên và phát sinh khối lượng CTNH từ 600 kg/năm trở lên đều bắt buộc phải có sổ chủ nguồn thải. Dựa vào đó mà cơ quan Nhà nước có thể nắm vững toàn bộ quy trình xử lý rác thải nguy hại tại cơ sở phát sinh.

Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH mà không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

  • Trường hợp phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu dự án không có báo cáo quản lý CTNH định kỳ, không sao gửi sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi phát sinh CTNH.
  • Trường hợp bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng nếu chủ nguồn thải không nộp sổ đăng ký chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý khi chấm dứt hợp đồng.
  • Trường hợp phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu chủ nguồn thải không đăng ký hoặc đăng ký lại sổ chủ theo quy định hay chủ dự án không kê khai, kê khai không đúng, không đầy đủ CTR thông thường khi đăng ký sổ chủ nguồn thải.

Giấy phép khai thác tài nguyên nước

Cả nước mặt và nước ngầm đều giữ vai trò quan trọng, nhưng nếu khai thác, sử dụng quá mức dễ gây ra cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm. Và thực tế thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang khai thác quá mức tài nguyên nước nhưng vẫn chưa lập hồ sơ đăng giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm. Việc đăng ký cấp giấy phép phải đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, trình tự thủ tục, phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, không gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước khai thác.

Việc cấp phép tài nguyên nước phải đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng khai thác sử dụng, nhu cầu, quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt. Bên cạnh việc đăng ký giấy phép theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì các trường hợp phải gia hạn giấy phép đáp ứng những điều kiện bao gồm giấy phép cũ vẫn còn hiệu lực ít nhất 90 ngày, chủ giấy phép đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã cấp.

Nếu Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn các loại HSMT trên thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!