HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

Nếu như trước đây bạn là cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại và buộc phải đăng ký sổ chủ nguồn thải thì hiện nay hồ sơ nào thay thế cho hồ sơ này?

Đăng ký sổ chủ nguồn thải

1. Đăng ký sổ chủ nguồn thải theo Luật BVMT 2020

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính. Trong đó có việc tích hợp hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải và các loại giấy phép môi trường thành phần trước đây vào 1 loại giấy phép, đó là Giấy phép môi trường (GPMT).

Cụ thể là theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật BVMT 2020: 

“Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.”

Giấy phép môi trường thay thế 7 loại giấy phép trước đây

Như vậy chủ đầu tư dự án sẽ không lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải nữa mà thay vào đó là lập hồ sơ giấy phép môi trường. Bên cạnh đó, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường.

Về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định tại Điều 43, Luật BVMT2020.

Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (Khoản 1, Điều 43, Luật NVMT 2020):

  • Văn bản đề nghị cấp GPMT;
  • Báo cáo đề xuất cấp GMT;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

2. Mẫu đơn đăng ký/cấp lại sổ chủ nguồn chất thải nguy hại (trước đây)

………..(1)……….. ________                                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
….., ngày … Tháng … Năm ……

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

(cấp lần đầu/cấp lại)

Kính gửi: …………….(2)………………..

2.1. Phần khai chung về chủ nguồn thải chất thải nguy hại:

Tên:………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………….. Fax:……………………………….. E-mail:……………………………….

Giấy đăng ký kinh doanh số:………………. Ngày cấp:…………….. Nơi cấp:……………………….

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:…………………. ngày cấp:……………. Nơi cấp:…………………

Mã số QLCTNH (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại):……..

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):……………………………………………….

1.2. Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):…………………………………………………………………………………………………….

Tên (nếu có):…………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………….

Loại hình (ngành nghề) hoạt động#:…………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………. Fax:………………………… E-mail:……………………………………….

2.2. Dữ liệu về sản xuất:

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

 Danh sách nguyên liệu thô/hoá chất (dự kiến):

TT Nguyên liệu thô/hoá chất Số lượng trung bình (kg/năm)
     

Danh sách máy móc, thiết bị (dự kiến):

TT Máy móc, thiết bị Công suất
     

Danh sách sản phẩm (dự kiến):

TT Tên sản phẩm Sản lượng trung bình (kg/năm)
     

2.3. Dữ liệu về chất thải:

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

Danh sách chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên (ước tính):

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại   Số lượng trung bình (kg/năm) Mã chất thải nguy hại
    (rắn/lỏng/bùn)    
  Tổng số lượng      

Danh sách chất thải nguy hại tồn lưu (nếu có):

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại   Số lượng (kg) Mã chất thải nguy hại Thời điểm bắt đầu tồn lưu
    (rắn/lỏng/bùn)      
  Tổng khối lượng        

3. Hồ sơ kèm theo Đơn đăng ký

Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương

Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại gồm các nội dung cụ thể như sau:

– Bản sao báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương (Bản cam kết bảo vệ môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ về môi trường khác) kèm theo quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận tương ứng;

– Bản sao văn bản chấp thuận phương án tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại trong trường hợp chưa nằm trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương;

– Văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM;

– Bản mô tả chi tiết hệ thống, thiết bị hoặc phương án cho việc tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại kèm theo kết quả 03 (ba) lần lấy mẫu, phân tích đạt QCKTMT đối với các hệ thống, thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường.

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc cấp lại) Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

………….(3)…………

          (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

(3) Người có thẩm quyền ký của chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

4. Phân loại ngành nghề lập sổ chủ nguồn thải

Loại hình (ngành nghề) hoạt động được phân loại như sau: Chế biến thực phẩm; cơ khí; dầu khí; dược; điện; điện tử; hoá chất; khoáng sản; luyện kim; nông nghiệp; quản lý, xử lý nước, nước thải, chất thải; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu cơ bản (cao su, nhựa, thuỷ tinh…); sản xuất vật liệu xây dựng; sây dựng (bao gồm cả phá dỡ công trình); y tế và thú y; ngành khác.

Trên đây là một số thông tin về việc lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải theo Luật BVMT hiện hành. Để hiểu rõ hơn về việc lập hồ sơ môi trường theo các quy định hiện hành, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!