Lập giấy phép xả thải tại Tiền Giang tạo tiền đề quan trọng để doanh nghiệp hạn chế, ngăn chặn và giảm thiểu mức độ ô nhiễm. Đồng thời, nhờ hồ sơ này mà nền kinh tế ở Tiền Giang được duy trì ổn định góp phần không nhỏ vào quá trình bảo vệ môi trường. Hiện nay theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho giấy phép xả thải.
1. Giấy phép xả thải vào nguồn nước là gì?
Là một loại giấy phép liên quan đến tài nguyên nước, lập giấy phép xả thải tại Tiền Giang phải đạt quy chuẩn môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận.
Nhờ giấy phép này mà doanh nghiệp có thể đánh giá, phân tích những ảnh hưởng của nước thải đến môi trường.
Đồng thời đây cũng là công cụ quản lý môi trường hiệu quả giúp doanh nghiệp chủ động đề xuất phương án và biện pháp khắc phục những ảnh hưởng xấu trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
2. Giấy phép xả thải theo quy định hiện nay
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho giấy phép xả thải (và các loại hồ sơ môi trường thành phần trước đây).
Cụ thể: Tại điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
3. Quy trình lập giấy phép xả thải tại Tiền Giang
Quy trình lập giấy phép xả thải (giấy phép môi trường tại Tiền Giang) của công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin, khảo sát thục tế, tư vấn;
- Bước 2: Báo giá, chốt hợp đồng
- Bước 3: Lập báo cáo xin cấp giấy phép môi trường
- Bước 4: In ấn và nộp thẩm định
- Bước 5: Tiếp đoàn kiểm tra thực tế, báo cáo trước hội đồng thẩm định
- Bước 6: Chỉnh sửa sau thẩm định theo ý kiến nhận xét của hội đồng thẩm định
- Bước 7: Nộp bổ sung và chờ phê duyệt
4. Thời hạn cấp phép xả thải tại Tiền Giang (GPMT)
Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
5. Sơ lược về Tiền Giang
Tiền giang thuộc tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, Tiền Giang có 4 KCN gồm Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang và Soài Rạp, chiếm hơn 52,86% diện tích đất công nghiệp quy hoạch và hơn 1.101 ha diện tích. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020 sẽ phát triển lên 7 KCN, 27 CCN cùng 1 tuyến công nghiệp.
5.1. Tình hình kinh tế – xã hội
- Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2019, tỉnh Tiền Giang sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường bao gồm nông nghiệp, nông lâm thủy sản, thủy sản, xây dựng, thương mại và dịch vụ tăng lên đáng kể cho thấy tín hiệu tích cực thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định.
- Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản cũng tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hình thức nuôi trồng thủy hải sản theo hướng thâm canh hoặc bán thâm canh với sự đa dạng về cá, tôm mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
5.2. Một số hệ lụy về môi trường
Sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi mang đến những hệ lụy đối với môi trường. Theo đó, tình trạng ô nhiễm môi trư
Dịch vụ tư vấn môi trường tại Hợp Nhất còn rất nhiều dịch vụ nổi trội khác như lập báo cáo giám sát môi trường, lập hồ sơ đtm, lập sổ chủ nguồn chất thải nguy hại,… Nếu Quý khách hàng có nhu cầu xin giấy phép xả thải vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938 857 768, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tận tình đến Quý khách hàng.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!