Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập giấy phép xả thải tại Khánh Hòa

Lập giấy phép xả thải tại Khánh Hòa thuộc hồ sơ môi trường mang tính chất pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng. Cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Thực trạng kinh tế – xã hội tại Khánh Hòa

Thực trạng

  • Trong năm 2019, kinh tế – xã hội của Khánh hòa có bước phát triển tích cực, trong đó phải kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tưng 6,8%, chỉ số công nghiệp 7%, thu vào ngân sách nhà nước đạt hơn 18.469 tỷ đồng, bằng 110% dự toán, bằng 84,4% so với năm 2018. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 12,2%, doanh thu du lịch tăng 24,2%.
  • Đặc biệt, các lĩnh vực như y tế, giáo dục được quan tâm nên vấn đề an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được nâng cao; đồng thời quốc phòng và an ninh cũng được giữ vững.

Tiềm năng

  • Trở thành khu vực trọng điểm kinh tế nổi trội, Khánh Hòa đang từng bước chứng tỏ được sức mạnh tiềm năng dồi dào, phát triển toàn diện trên mọi mặt trận và đáp ứng tối đa nhu cầu của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Vì những tín hiệu đáng mừng ấy mà Khánh Hòa thu hút được khá nhiều cơ hội đầu tư trong và ngoài nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực chủ chốt từ công nghiệp đến thủy hải sản và chăn nuôi giúp khu vực này mang lại nguồn thu nhập ổn định và góp phần nâng cao mức sống của người dân.

Sự ảnh hưởng

  • Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, đặc biệt là vấn đề xả thải. Vì thế, lập giấy phép xả thải cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ vấn đề ô nhiễm môi trường.
Lập giấy phép xả thải tại Khánh Hòa
(Hình: Lập giấy phép xả thải tại Khánh Hòa)

Đối tượng cần lập giấy phép xả thải

Căn cứ vào Nghị định số 201/2013/NĐ-CP có quy định định rõ ràng đối tượng cần xin giấy phép xả thải gồm những trường hợp dưới đây:

  • Đối tượng thuộc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có lưu lượng xả thải vượt quá 5 m3/ngày đêm và có chứa chất độc hại, chất phóng xạ hoặc không xả thải vào HTXLNT
  • Đối tượng thuộc cơ sở nuôi trồng thủy sản có quy mô vượt quá 10.000 m3/ngày đêm và không nằm trên vị trí sông, hồ, biển suối, hồ.

Quy trình lập giấy phép xả thải

  • Khảo sát và tổng hợp số liệu của nguồn nước thải.
  • Tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của nguồn gây ô nhiễm.
  • Đánh giá tác động của nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án đến tài nguyên nước và môi trường.
  • Xác định nhu cầu sử dụng và xả nước.
  • Xác định đặc trưng của nguồn nước thải và hệ thống xử lý nước thải thực tế.
  • Tiến hành lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra để đem đi thí nghiệm.
  • Mô tả đặc trưng của công trình xử lý nước thải như phương thức, chế độ và lưu lượng xả thải.
  • So sánh nguồn thải với các doanh nghiệp lân cận bằng phương pháp tiếp cận, thu thập, thống kê và lấy mẫu nước thải.
  • Xác định đặc trưng của nguồn tiếp nhận liên quan đến chế độ thủy văn như sông, suối, kênh, rạch.
  • Lấy mẫu nước từ nguồn tiếp nhận trực tiếp (kênh, rạch) từ các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Lấy mẫu nước từ nguồn tiếp nhận cuối cùng (sông) tùy thuộc vào chế độ thủy văn của dòng nước và tại các vị trí khác nhau. Sau đó đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Đánh giá chất lượng nước đầu ra và khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Tiến hành đánh giá những tác động trong quá trình xả thải của đối tượng vào nguồn tiếp nhận.
  • Lập bản đồ vị trí xả thải vào nguồn tiếp nhận với tỷ lệ 1/10.000.
  • Lập sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
  • Lập hội đồng thẩm định để tiến hành phê duyệt giấy phép xả thải.
  • Chờ và nhận quyết quyết định phê duyệt giấy phép.
Công ty môi trường Hợp Nhất
(Công ty môi trường Hợp Nhất)

Lệ phí lập giấy phép xả thải tại Khánh Hòa

Phí thẩm định đề án xả thải vào nguồn nước gồm:

+ Trường hợp lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm phải đóng 300.000 đồng/đề án.

+ Trường hợp lưu lượng nước từ 100 đến dưới 500 m3/ngày đêm phải đóng 900.000 đồng/đề án.

+ Trường hợp lưu lượng nước từ 500 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm phải đóng 2.200.000 đồng/đề án.

+ Trường hợp lưu lượng nước từ 2.000 đến dưới 5.000 m3/ngày đêm phải đóng 4.200.000 đồng/đề án.

  • Lệ phí cấp phép xả thải vào nguồn nước là 100.000 đồng/giấy phép.

Cơ quan thẩm định phê duyệt giấy phép xả thải

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • UBND cấp tỉnh

Nếu quý khách hàng có nhu cầu lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất để được hỗ trợ tận tình nhất. Ngoài lập giấy phép xả thải tại Khánh Hòa, chúng tôi còn chuyên lập báo cáo quan trắc, thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường, lập đtm cấp bộ cấp sở hoặc lập sổ chủ nguồn thải nguy hại.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!