HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập ĐTM nhà máy sản xuất hạt nhựa

Mặc dù trong những năm gần đây ngành nhựa chuyển dịch cơ cấu giảm nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng. Điều đó có nghĩa sẽ tăng tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật. Tuy nhiên điều đáng nói là ngành nhựa vẫn tiếp tục gây ra nhiều tác hại đến môi trường. Ngoài xử lý nước thải, các doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề lập đtm nhà máy sản xuất hạt nhựa. Đánh giá tác động môi trường có thể đánh giá tất cả các vấn đề tiêu cực và tích cực của dự án đến môi trường. Đó cũng là cách đề xuất biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế những rủi ro cho môi trường.

Lập ĐTM nhà máy sản xuất hạt nhựa

1. Căn cứ lập ĐTM nhà máy sản xuất hạt nhựa

  • Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020
  • Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CPquy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2020.
  • Căn cứ vào Luật Đầu tư công số 39

2. Đối tượng phải lập đtm nhà máy sản xuất hạt nhựa

Theo Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Dự án nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật này;
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tai các điểm c, d, đ và e Khoản 4, Điều 28 của Luật này.

Theo Luật Đầu tư công số 39/2019, thì dự án sản xuất hạt nhựa thuộc lĩnh vực công nghiệp và được chia thành nhóm A, nhóm B, nhóm C căn cứ vào tổng mức vốn đầu tư như sau:

  • Nhóm A: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên.
  • Nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
  • Nhóm C: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng. 

Dự án sản xuất hạt nhựa không nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP), tuy nhiên theo các Phụ lục III, IV, V của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nhà máy sẽ thuộc các nhóm I, II, III tùy vào quy mô, công suất. 

Như vậy, nếu nhà máy sản xuất hạt nhựa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm với môi trường hoặc thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường khác theo quy định của pháp luật mà không phải dự án đầu tư công khẩn cấp thì thuộc trường hợp thực hiện đánh giá tác động môi trường.

3. Hồ sơ lập báo cáo đtm

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định đtm cho dự án
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

Ngoài ra, từ thực tiễn lập hồ sơ môi trường tại nhiều dự án, Môi trường Hợp Nhất nhận thấy chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các hồ sơ khác như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy phép kinh doanh
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
  • Bản vẽ vị trí khu đất
  • Bản vẽ trình kinh tế kỹ thuật

Hồ sơ lập báo cáo ĐTM

4. Các cơ quan có khả năng phê duyệt đtm

Theo quy đinh tại Điều 35, Luật BVMT 2020, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
  • UBND cấp tỉnh.

5. Khi nào cần lập lại báo cáo ĐTM?

  • Dự án không được tiển khai trong vòng 24 tháng.
  • Dự án thay đổi địa điểm thực hiện so với phương án trong nội dung ĐTM đã phê duyệt.
  • Dự án có mở rộng quy mô, tăng năng suất, thay đổi công nghệ có tác động xấu đến môi trường so với các phương án trong nội dung ĐTM đã phê duyệt.

Thời gian thẩm định và phê duyệt đtm

  • Đối với ĐTM thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT có thời hạn thẩm định 45 ngày làm việc. Ngoài ra với những dự án phức tạp về những tác động môi trường thì cần thời gian thẩm định 60 ngày làm việc.
  • Đối với ĐTM không thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT có thời hạn thẩm định 30 ngày làm việc. Với dự án phức tạp thì cần thời hạn thẩm định là 45 ngày làm việc.

Nhà máy sản xuất hạt nhựa không lập đtm sẽ bị xử phạt ra sao?

  • Đối với nhà máy sản xuất hạt nhựa phải lập đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND. Trường hợp này phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với hành vi không lập đtm theo quy định.
  • Đối với nhà máy sản xuất hạt nhựa phải lập đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và môi trường. Trường hợp này phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với hành vi không lập đtm theo quy định.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến việc lập đtm nhà máy sản xuất hạt nhựa. Nếu Quý doanh nghiệp còn có những nhu cầu hoặc thắc mắc như:

  • Chi phí lập đánh giá tác động môi trường bao nhiêu?
  • Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ra sao?
  • Thời gian lập đánh giá tác động môi trường như thế nào?
  • Ý nghĩa của việc lập báo cáo ĐTM ra sao?
  • Cần chuẩn bị thủ tục/hồ sơ bao gồm những gì?

Hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn lập đánh giá tác động môi trường hoặc các hồ sơ môi trường khác. 

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!