Việc lập ĐTM đối với từng dự án đầu tư thường không hề đơn giản mà còn phải dựa vào nhiều căn cứ pháp lý, quy định hiện hành cũng như quy mô, công suất từng dự án khác nhau. Dưới đây là trường hợp lập ĐTM cho một trang trại chăn nuôi sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án chăn nuôi vịt với số lượng vật nuôi khoảng 8.000 con vịt. Vậy với dự án này có cần lập hồ sơ môi trường không? Loại hồ sơ triển khai bao gồm những thủ tục nào?
Căn cứ theo số lượng 8.000 con gà nên trang trại này được xếp vào dự án có quy mô công suất lớn (quy định tại mục 16 cột 3 của Phụ lục II về danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).
Căn cứ theo quy mô vật nuôi trên thì trang trại được phân loại thành dự án đầu tư Nhóm I nên phải lập đánh giá tác động môi trường. Để xác định chính xác thì điểm a khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT có quy định “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn,…).
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường dự án chăn nuôi
Trước khi tiến hành các công việc đánh giá tác động môi trường, CĐT cần tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm triển khai đánh giá sơ bộ tác động môi trường (áp dụng dự án nhóm I). Thời điểm đánh giá thực hiện trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
Quá trình đánh giá sơ bộ bao gồm các công việc quan trọng như:
- Xác định thời điểm thực hiện (trước khi lập ĐTM).
- Xây dựng nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường như đánh giá sự phù hợp địa điểm, nhận dạng các tác động chính, nhận diện yếu tố nhạy cảm, phương án xử lý giảm thiểu tác động.
- Đề xuất phương án lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Đánh giá tác động môi trường dự án chăn nuôi
Đối với việc hoàn chỉnh báo cáo ĐTM cho trang trại sẽ bao gồm các quy trình quan trọng dưới đây:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến dự án.
- Điều tra, khảo sát thực tế dự án với từng thành phần môi trường.
- Triển khai các phương pháp lập ĐTM theo tính chất, đặc trưng của dự án.
- Xây dựng nội dung báo cáo ĐTM theo đúng quy định.
- Hoàn chỉnh (tham vấn + thẩm định) để trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá
- Dự đoán: xác định, thu thập những tác động môi trường với những thay đổi đối với công trình, biện pháp giảm thiểu tương ứng.
- Đánh giá nhanh: xác định về mức độ thiệt hại, lợi ích, so sánh với tiêu chuẩn hiện có để đưa ra tải lượng ô nhiễm đầy đủ nhất.
- So sánh: đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện có.
- Liệt kê: thống kê chi tiết những nguồn thải, loại, từng biện pháp cũng như chương trình giám sát.
- Điều tra: thu thập, xử lý số liệu về các điều kiện tác động như khí tượng, thủy văn, kinh tế – xã hội,…
- Khảo sát: tìm hiểu thực tế dự án để đưa ra các nguyên nhân chính gây ra tác động, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
Thực hiện tham vấn + thẩm định
- Tham vấn báo cáo ĐTM bao gồm nội dung quan trọng về đối tượng (cộng đồng dân cư), nội dung tham vấn.
- Thẩm định báo cáo ĐTM gồm hồ sơ, quy định lập cơ quan/hội đồng thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia, thời hạn, nội dung và cơ quan thẩm định.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc lập ĐTM cho trang trại chăn nuôi. Nếu Quý KH cần tư vấn thêm nhiều loại hồ sơ môi trường khác như giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo công tác BVMT,… thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!