Thông thường, những dự án có mức độ gây ô nhiễm cao bắt buộc lập ĐTM trước khi triển khai dự án. Tuy nhiên với những dự án có quy mô, công suất lớn thì cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ là Bộ TNMT.
Vậy lập ĐTM báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp bộ cần lưu ý những gì? Đối tượng và nội dung có khác gì với ĐTM cấp Sở hay không? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết hôm nay nhé.
Báo cáo ĐTM cấp bộ áp dụng cho đối tượng nào?
Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì việc lập ĐTM cấp bộ bao gồm các dự án quan trọng dưới đây:
- Dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thẩm định.
- Dự án sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, di sản thế giới, danh lam thắng cảnh.
- Dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy nhiệt điện, thủy điện, thủy lợi.
- Dự án lấn biển, dùng đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất tự nhiên.
- Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu, hóa dầu, sản xuất hóa chất, thuốc BVTV, chất tẩy rửa, phân hóa học, nhà máy sản xuất xi măng, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phát sinh chất phóng xạ; lắp ráp ô tô, sản xuất giấy bộ giấy, dầu ăn, phế liệu, bia, nước giải khát, sản xuất cồn, rượu hoặc cơ sở dệt nhuộm, chế biến thủy sản.
- Dự án khai thác dầu khí, nạo vét đường thủy, hàng hải, neo đậu tàu thuyền.
- Dự án nhận chìm vật chất xuống biển, xây dựng kết cấu hạ tầng, vui chơi giải trí, khu đô thị, nhà máy liên hợp sản xuất gang, thép, luyện kim.
- Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý CTR công nghiệp – sinh hoạt, cơ sở khám chữa bệnh,…
Nội dung báo cáo ĐTM cấp Bộ
Căn cứ theo Phụ lục I của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM bao gồm:
- Chủ dự án phải tiến hành đánh giá môi trường nền và lấy mẫu theo 3 thời điểm khác nhau.
- Phải đánh giá nguồn phát sinh chất thải như tải lượng, khối lượng, nồng độ chất thải hoặc không gian cùng thời gian phát sinh.
- Trường hợp dự án đầu tư vào KCN cần đánh giá bổ sung tác động phù hợp với quá trình thu gom, XLNT hiện hữu, khả năng tiếp nhận và xử lý của HTXLNT khi phát sinh nguồn thải lớn.
- Những dự án đòi hỏi phải thiết kế HTXLNT, khí thải phải xác định rõ quy mô, công suất, quy trình, hóa chất, thông số từng hạng mục công trình.
- Nội dung báo cáo phải đính kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở và bản vẽ thi công hệ thống.
Công ty lập báo cáo ĐTM
Hợp Nhất chuyên dịch vụ lập hồ sơ môi trường, trong đó dịch vụ nổi trội nhất lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chúng tôi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và quy định của nhà nước bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng từng ngành nghề, lĩnh vực về công suất, quy mô, diện tích nhằm đảm bảo quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Báo cáo ĐTM cấp bộ không đơn giản, từ khâu chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, khảo sát thực tế dự án đòi hỏi phải chính xác để tránh việc sai sót, bổ sung nhiều lần gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hiểu rõ điều này, sau nhiều năm kinh nghiệm, Hợp Nhất sở hữu bộ phận chuyên trách, tư vấn chuyên môn cao sẽ hỗ trợ tối đa doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu từ cơ quan nhà nước và cung cấp thông tin chi tiết, tiết kiệm chi phí tối đa.
Vì vậy, nếu như bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị lập báo cáo ĐTM cấp Bộ uy tín – chất lượng nhất thì hãy gọi ngay Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 của chúng tôi để được hỗ trợ thông tin miễn phí.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!