Hiện nay các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng được siết chặt hơn đối với hoạt động của nhà hàng khách sạn với các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật. Trong đó, kế hoạch bảo vệ môi trường nhà hàng khách sạn chính là một trong những hồ sơ quan trọng không thể thiếu mà chủ dự án bắt buộc phải thực hiện để dự án sớm đi vào hoạt động chính thức. Có một thực tế cho thấy rằng, đa phần các nhà hàng khách sạn có quy mô vừa và nhỏ thường dưới 50 phòng vẫn chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
Kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế Cam kết bảo vệ môi trường) là hồ sơ pháp lý ràng buộc giữa cơ quan nhà nước với chủ doanh nghiệp với các vấn đề liên quan đến môi trường. Đây được xem là quá trình phân tích, đánh giá và dự báo trước những ảnh hưởng mà dự án gây ra cho môi trường trong thời gian đã và đang hoạt động. Ngoài ra, dựa vào kế hoạch bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường đối với những công trình đang thi công.
2. Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhà hàng khách sạn?
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho nhà hàng khách sạn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể dưới đây:
- Kế hoạch BVMT giúp doanh nghiệp thực hiện song song các chính sách phát triển kinh tế – xã hội với công tác bảo vệ môi trường;
- Kế hoạch BVMT là công cụ đánh giá, dự báo các tác động của dự án đến môi trường nhằm đề xuất các biện pháp, phương án giảm thiểu, hạn chế các tác động xấu đến môi trường;
- Kế hoạch bảo vệ môi trường là quá trình hợp thức hóa các hoạt động của nhà hàng khách sạn.
3. Căn cứ pháp lý về kế hoạch bảo vệ môi trường
- Căn cứ luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014.
- Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường nhà hàng khách sạn
- Giới thiệu tóm tắt về dự án gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểm thực hiện dự án khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch; quy mô, công suất hoạt động, quy trình; lượng, chủng loại nguyên loại, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của dự án (chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ với các thông tin, số liệu kê khai).
- Giới thiệu các loại chất thải phát sinh: tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải.
- Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý các chất thải cũng như tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về BVMT.
4. Quy trình thực hiện kế hoạch BVMT
- Bước 1: Khảo sát, thu thập và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thời tiết, khí hậu,… có liên quan đến nhà hàng khách sạn.
- Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn có phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà hàng khách sạn.
- Bước 3: Tiến hành đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
- Bước 4: Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể về các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
- Bước 5: Đề xuất biện pháp giảm thiếu, hạn chế và dự phòng sự cố môi trường.
- Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, cùng phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của nhà hàng khách sạn.
- Bước 7: Xây dựng hoàn chỉnh các chương trình giám sát môi trường.
- Bước 8: Soạn thảo hồ sơ, thủ tục, công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Bước 9: Chờ và nhận quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy phép kinh doanh;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể;
- Bản vẽ vị trí thoát nước mưa;
- Bản vẽ vị trí quan trắc môi trường;
- Ba bản kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Một bản báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
- Các phụ lục kèm theo.
6. Kế hoạch Bảo vệ môi trường theo Luật BVMT 2020
Kể từ khi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01.01.2022), đã không còn quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường.Thay vào đó, tại Khoản 2, Điều 171 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định về văn bản thay thế như sau:
“Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động mô trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.”
Luật BVMT 2020 có nhiều thay đổi, điểm mới so với Luật BVMT 2014, vì vậy doanh nghiệp hãy thường xuyên theo dõi nội dung mới để thực hiện đúng theo quy định. Trang hosomoitruong.com.vn và Fanpage Môi trường Hợp Nhất thường xuyên cập nhật các nội dung mới của Luật, các Anh/Chị doanh nghiệp có thể theo dõi để nắm bắt.
Hoặc Quý Doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện các loại hồ sơ môi trường,hãy liên hệ công ty môi trường Hợp Nhất qua hotline: 0938 857 768
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!