Các dự án xây dựng không thuộc Cột 5 Phụ lục II Mục I kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường phải thực hiện việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản. Chủ dự án trình nộp lên cơ quan chức năng xác nhận và xem xét để phê duyệt.
Hiệu lực của kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là loại hồ sơ môi trường có hiệu lực mãi mãi khi đảm bảo 2 điều kiện dưới đây không thay đổi:
- Quy mô – công suất sản xuất
- Công nghệ – quy trình sản xuất
Trong trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thay đổi quy mô hoặc công nghệ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án, cơ sở sản suất, kinh doanh, dịch vụ phải lập đtm và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cách thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản
- Tiếp nhận nhu cầu của của dự án và tiến hành khảo sát, thu thập thông tin số liệu về hiện trạng dự án. Chú trọng đến các vấn đề trọng tâm như quy mô, điều kiện tự nhiên, xã hội có liên quan.
- Xem xét dự án sẽ phát sinh những nguồn gây ô nhiễm nào, chẳng hạn như nước thải, khí thải, CTR, CTNH, tiếng ồn,…
- Nhìn nhận thực tế nguồn ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên, môi trường và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời.
- Liệt kê các hạng mục công trình BVMT kèm theo giải pháp tổng thể mà dự án sẽ thực hiện.
- Tiến hành xử lý nước thải, khí thải, thu gom CTR, CTNH từ dự án mà căn cứ vào số liệu qua trắc môi trường, đánh giá chất lượng môi trường phù hợp.
- Tổ chức và thực hiện nhiều chương trình quản lý, giám sát môi trường.
- Chuẩn bị và soạn thảo kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản và nộp lên cơ quan có thẩm quyền đăng lý kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Cơ quan chức năng có trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
- Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh:
+ Đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
+ Dự án, cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên hoặc dự án nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý (Điểm a, b Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường).
- UBND cấp huyện áp dụng với các đối tượng quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Ban quản lý các KCN, KCX, KKT.
Quy định xử phạt nếu không lập kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản
Nếu doanh nghiệp không thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản gửi cơ quan chức năng xác nhận sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ 60 – 80 triệu đồng (Điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). Các hình thức phạt bổ sung bao gồm việc đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng.
Gói dịch vụ lập kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản tại Hợp Nhất
Gói dịch vụ
- Tư vấn trực tiếp và xác nhận dự án có thuộc phạm vi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hay không.
- Tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường để doanh nghiệp nắm rõ những thông tin cần thiết.
- Thực hiện tất cả thủ tục, hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án.
- Lên kế hoạch viết hồ sơ, chỉnh sửa và bổ sung thông trong thời gian sớm nhất
- Tư vấn đến các vấn đề liên quan đến xây dựng.
- Trình nộp cơ quan thẩm quyền và giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến pháp lý (nếu cần).
Thông tin liên hệ
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn được tư vấn miễn phí về hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Công ty môi trường Hợp Nhất qua địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT
- Địa chỉ: Khu C4, chung cư Khang Gia, đường số 45, P.14, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Chi nhánh Bình Định: Đường số 2, KCN Long Mỹ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
- Chi nhánh Nha Trang: 16 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
- Điện thoại: 028.3831.5423 – Hotline: Ms. Thúy 0938.857.768
- Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!