HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản

Bất kỳ ngành nghề nào có hoạt động sản xuất đều ít nhiều tác động đến môi trường. Ngành thủy sản đang có sự thay đổi tích cực lớn với diện tích và số lượng. Vì thế, chính phủ ngày càng siết chặt công tác môi trường tại các đơn vị nuôi trồng thủy sản bằng các loại hồ sơ môi trường, đặc biệt không thể bỏ qua lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản

1. Kế hoạch BVMT theo quy định mới hiện nay

Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 thì đã không còn quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Thay vào đó tại Khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về văn bản thay thế như sau:

“Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường”.

Theo đó, hiện nay, kế hoạch bảo vệ môi trường có giá trị tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường. Tuy nhiên, hiện nay không có quy định về suy ngược lại thủ tục, đối tượng phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường được thay thế bằng thủ tục nào. Vì thế, các cá nhân có thể tham khảo Luật Bảo vệ môi trường hiện hành để xem dự án của mình có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

>> Để được tư vấn nhanh về trường hợp dự án của mình cần lập hồ sơ môi trường gì theo quy định hiện nay, Anh/Chị có thể kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhanh!

2. Kế hoạch BVMT theo quy định cũ trước đây

Nếu bạn đang thắc mắc không biết hồ sơ này phải thực hiện ra sao thì hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất. Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện tất cả các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp và lập kế hoạch bảo vệ môi trường với chi phí hợp lý và thời gian hoàn thiện nhanh chóng

Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP đối tượng thuộc cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định lập kế hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm dự án có diện tích mặt nước từ 5 ha đến dưới 10 ha, riêng dự án nuôi quảng canh từ 10 ha đến dưới 50 ha.

Khi nào các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải lập lại kế hoạch

  • Khi dự án thay đổi địa điểm sản xuất
  • Khi dự án không được triển khai trong vòng 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt
  • Với trường hợp dự án thay đổi quy mô, tính chất thì phải tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và gởi cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét.

Ý nghĩa của kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp dự án hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.
  • Là công cụ giúp doanh nghiệp và nhà nước tạo nên mối liên hệ chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh khi khắc phục các sự cố môi trường.
  • Giúp các doanh nghiệp nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường.

Ý nghĩa của việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Trách nhiệm của các cơ quan chức năng

  • Sau khi kế hoạch đã được thông qua, cơ quan chức năng phải thường xuyên thực hiện đầy đủ biện pháp BVMT theo nội dung đã cam kết
  • Chủ động tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường như ảnh hưởng của công trình, phương án sản xuất, buôn bán, kinh doanh phát sinh chất thải khiến môi trường bị biến đổi
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc theo tháng/quý nhằm theo dõi, kiểm soát và quản lý kịp thời tại khu vực sản xuất kinh doanh

Hồ sơ cần thiết khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo đầu tư/Giải trình kinh tế kỹ thuật/Báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sơ đồ vị trí dự án

Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh đầy đủ.

Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt

  • Sở Tài nguyên và môi trường
  • Phòng Tài nguyên và môi trường
  • Ban quản lý các KCN

Nếu bạn đang cần tư vấn hồ sơ môi trường cho dự án của mình, hãy liên hệ trực tiếp với Hợp Nhất qua Hotline: 0938 857 768 để được trò chuyện trực tiếp cùng các chuyên gia nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!