Cuộc đua của các “ông lớn” ngành sữa không ngừng tăng nhanh với tỷ lệ cạnh tranh vô cùng khốc liệt thì vấn đề kéo theo đó sẽ là môi trường. Không riêng gì ngành sản xuất sữa mà việc lập đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đều phải được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.
Hàng loạt nhà máy sữa ra đời chứng minh Việt Nam có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của con người với sự đa dạng về sản phẩm và đảm bảo đủ chỉ tiêu chất lượng góp phân không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Tuy nhiên, hầu như các nhà máy sữa của nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường, hàng loạt các vấn đề phát sinh gây ra nhiều bức xúc trong dư luận như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn,…
Trong đó điều quan trọng để các nhà máy hoạt động đó chính là thực hiện đầy đủ những quy định về môi trường, đặc biệt là lập đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất sữa. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ những thủ tục, hồ sơ ĐTM thì bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những vướng mắc của bạn.
Vậy nội dung đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất sẽ là gì?
Đối tượng phải lập ĐTM nhà máy sản xuất
Căn cứ vào Phụ lục II của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định rõ đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy sữa bao gồm dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên bắt buộc phải lập ĐTM.
Mục đích của việc lập ĐTM
- Đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý môi trường hiệu quả, chúng có tác động to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
- Dựa vào đánh giá tác động môi trường không chỉ cơ quan chức năng mà cả chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và giám sát chất lượng môi trường để từ đó đưa ra biện pháp, phương pháp giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường đóng góp to lớn vào quá trình giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến kinh tế – xã hội nhờ đó có thể nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của con người.
Căn cứ pháp lý làm đánh giá tác động nhà máy
Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014.
Căn cứ Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 3/5/2019 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019.
Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc lập ĐTM
- Đơn đề nghị thẩm phê duyệt đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất sữa
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy phép kinh doanh
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
- Bản vẽ vị trí khu đất
- Bản vẽ công trình kinh tế kỹ thuật
Thời hạn lập ĐTM
- Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ không thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT
- Thời hạn phê duyệt không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
Với kinh nghiệm lập đánh giá tác động môi trường trong hơn 6 năm qua, công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn môi trường, dịch vụ lập hồ sơ trọn gói và chi phí cạnh tranh nhất trên thị tường hiện nay. Liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768 để được tư vấn nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!