HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Đánh giá ĐTM nhà máy điện mặt trời

Nhằm hạn chế những tác động xấu từ nhà máy nhiệt điện, cơ quan chức năng ngày càng siết chặt công tác quản lý và kiểm soát hoạt động từ các nhà máy nhiệt điện bằng cách lập ĐTM nhà máy điện mặt trời. Trong nội dung dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về hồ sơ này.

Lập ĐTM nhà máy điện mặt trời

1. Ví dụ về trường hợp lập ĐTM nhà máy điện mặt trời

Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời (sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời) tọa lạc tại xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh có tổng số vốn đầu tư là 932 tỷ đồng, quy mô 50MWp và tuyến đường dây đấu nối 110kV, sản lương điện hàng năm khoảng 75 MWh/năm.  

Xét các yếu tố:

  • Lĩnh vực sản xuất dinh doanh, dịch vụ: Công nghiệp điện
  • Vị trí: Xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
  • Nhà máy không nằm trong danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
  • Căn cứ vào tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, Cơ sở thuộc nhóm B (theo Điểm b, Khoản 2, Điều 8 và Khoản 2, Điều 9 của Luật Đầu tư công).
  • Nhà máy thuộc cơ sở đang hoạt động có tiêu chí môi trường như dự án đầu tư nhóm II quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

=>  Như vậy, nhà máy thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp Tỉnh (UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt)

1.1. Vì sao phải đánh giá tác động môi trường?

  • ĐTM là công cụ phân tích môi trường nhằm liệt kê đầy đủ những hậu quả liên quan đến môi trường từ dự án, đề án, chính sách và chương trình mục tiêu cụ thể thể hiện đầy đủ các phương án hành động khắc phục kịp thời các tác động xấu.
  • ĐTM là quá trình tổng hợp thông tin, thu thập và đánh giá về các nguồn ô nhiễm có ảnh hưởng đến môi trường của dự án để cơ quan chức năng ra quyết định thẩm duyệt dự án có được tiến hành hay không.
  • ĐTM là quá trình song song với các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phân tích dự báo những tác động liên quan đến dự án tác động trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường; sau đó mới đề xuất biện pháp phòng, tránh, hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên.

1.2. Căn cứ pháp lý đánh giá ĐTM nhà máy điện mặt trời

  • Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020;
  • Căn cứ vào Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
  • Căn cứ vào Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
  • Căn cứ vào Luật Đầu tư công 2019;
  • Và các Thông tư, Nghị định khác. 

2. Quy trình lập ĐTM nhà máy điện mặt trời

Quy trình lập hồ sơ ĐTM nhà máy điện mặt trời được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận và nghiên cứu: Thuyết minh, hồ sơ thiết kê,s báo cáo khảo sát địa hình địa chất, báo cáo ĐTM của dự án hiện hữu đã được phê duyệt, các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật của dự án đầu tư.
  • Bước 2: Xác định sơ bộ: Nguồn tác động chính, đối tượng chịu ảnh hưởng làm cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo.
  • Bước 3: Nghiên cứu, thu thập các số liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế – xã hôi của khu vực thực hiện dự án, tổ chức nhân lực – vật lực để thực hiện.
  • Bước 4: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội tại khu vực thực hiện dự án;
  • Bước 5: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vị tác động; phân tích các nguồn, đối tương có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro sự cố; Đánh giá tác động của dự án tới môi trường.
  • Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án.
  • Bước 7: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
  • Bước 8: Lập dự toán kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường.
  • Bước 9: Tổng hợp báo cáo ĐTM của dự án
  • Bước 10: Hội thảo sửa chữa giữa chủ dự án và cơ quan tư vấn để thống nhất nội dung báo cáo.
  • Bước 11: Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư cùng với UBND và đại diện các tổ chức xã hội của địa phương.
  • Bước 12: Hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo theo nội dung tham vấn và trình thẩm định báo cáo ĐTM.

ĐTM nhà máy điện mặt trời

3. Hồ sơ lập ĐTM

Theo Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: 

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm các hồ sơ khác như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy phép kinh doanh;
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể;
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa;
  • Bản vẽ vị trí khu đất;
  • Bản vẽ công trình kỹ thuật kinh tế;
  • Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư;
  • Thuyết minh quy hoạch 1/500 của dự án;
  • Báo cáo khảo sát địa hình dự án;
  • Báo cáo khảo sát địa hình dự án;
  • Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án;
  • Hồ sơ thiết kế PCCC của dự án
  • Các tài liệu khác. 

Hợp Nhất – đơn vị chuyên dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường với tất cả các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi có kinh nghiệm dày dạn cộng với chuyên môn kiến thức kỹ thuật cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Để biết thêm các thông tin khác về việc lập hồ sơ ĐTM, Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 0938 857 768, Môi trường Hợp Nhất sẽ hỗ trợ Quý Khách nhanh chóng.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!