Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất

Bà Trần Mỹ Lan có dự định thành lập nhà máy sản xuất cà phê với quy mô nhân viên trên 100 người. Dù đã tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh, chứng minh quyền sở hữu đất cũng như đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, bà Lan nhận được vô số lời khuyên của bạn bè, người thân về việc nên thành lập các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất vì điều này ảnh hưởng đến quy trình sản xuất cho toàn bộ quá trình phát triển của công ty sau này.

Dù đã lên mạng tìm hiểu kỹ lưỡng nhưng bà Lan vẫn còn mơ hồ và chưa nắm rõ, nhờ công ty tư vấn nêu rõ giúp!

Tài liệu hồ sơ môi trường của một nhà máy sản xuất
Các tài liệu hồ sơ môi trường của một nhà máy sản xuất

1. Các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất

1.1. Đối với nhà máy sản xuất chưa đi vào hoạt động

Đối với nhà máy sản xuất chưa đi vào hoạt động thì ngoài hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, còn có giấy phép môi trường. Để có giấy phép môi trường thì trước tiên cần phải có giấy chứng nhận đầu tư. 

1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư (theo Luật Đầu tư 2014). Giấy chứng nhận đầu tư thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô lớn cho cả doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. 

1.1.2. Đánh giá tác động môi trường

Theo Khoản 7, Điều 3, Luật BVMT 2020, đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. 

Đối tượng thực hiện: 

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật này.
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm c, d, đ và e khoản 4, Điều 28 của Luật này.
Đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

1.1.3. Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường (theo Khoản 8, Điều 3, Luật BVMT 2020) là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 

Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường

Cũng theo Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2022, 7 loại giấy phép môi trường thành phần trước kia nay đã được gộp chung thành 1 loại giấy phép duy nhất là GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.

Các loại giấy phép môi trường thành phần trước kia là:

  • Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
  • Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi
  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  • Giấy phép xả khí thải công nghiệp;
  • Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Giấy phép môi trường theo Luật BVMT 2020
Giấy phép môi trường theo Luật BVMT 2020

1.2. Đối với nhà máy sản xuất đã đi vào hoạt động

1.2.1. Đăng ký môi trường

Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. (Theo Khoản 9, Điều 3, Luật BVMT 2020). 

Căn cứ pháp :

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP – Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Thông số 02/2022/TT- BTNMT – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Hồ sơ thực hiện đăng ký môi trường
Hồ sơ thực hiện đăng ký môi trường

Đối tượng thực hiện đăng ký môi trường (Khoản 1, điều 49, luật BVMT 72/2020/QH14)

  • Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối  tượng phải có Giấy phép môi trường (GPMT);
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước  ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất  thải không thuộc đối tượng phải có GPMT.

1.2.2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Báo cáo giám sát chất lượng môi trường;
  • Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường;
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại;
  • Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường (theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT) là:

Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải.

(Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường)

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất

2. Thông tin liên hệ dịch vụ môi trường công ty Hợp Nhất

Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm dịch vụ tư vấn môi trường cũng như các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất của Hợp Nhất theo thông tin liên hệ bên dưới.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

  • Địa chỉ: Khu C4, chung cư Khang Gia, đường số 45, P.14, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Chi nhánh Bình Định: Đường Nguyễn Quý Đức, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định
  • Chi nhánh Cà Mau: Số 8, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Tp Cà Mau
  • Điện thoại: 028.3831.5423 – Hotline: Ms. Thúy 0938.857.768
  • Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!