Việc thực hiện đầy đủ hồ sơ môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao uy tín và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Doanh nghiệp cần chủ động lập và cập nhật hồ sơ môi trường để hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Dưới đây là các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần phải có.
Các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp phải có
Tùy vào ngành nghề hoạt động quy mô, công suất, vốn đầu tư và chất thải phát sinh của doanh nghiệp, hồ sơ môi trường của doanh nghiệp có thể là Đăng ký môi trường, Đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Hồ sơ đăng ký môi trường
Đối tượng thực hiện (Theo Khoản 1, Điều 49, Luật Bảo vệ môi trường 2020):
- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng thực hiện (Theo Khoản 1, Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020):
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật này.
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm c,d,đ và e khoản 4, Điều 28 của Luật này.
Hồ sơ giấy phép môi trường
Đối tượng thực hiện (Theo Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020):
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Hồ sơ Vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường
Đối tượng cần vận hành thử nghiệm (Theo Điều 46, Luật BVMT 2020):
“Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án Đầu tư sau khi Được cấp giấy phép môi trường.”
- Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
- Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu
cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế; - Công trình bảo vệ môi trường khác.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Đối tượng thực hiện (Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)
Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải.
Trên đây là một số thông tin về các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần phải có. Để kết luận hồ sơ môi trường của bất kỳ dự án nào, cần căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật hiện hành như sau:
- Luật BVMT số 72/2020/QH14; ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; ngày 10 tháng 01 năm 2022;
- Nghị định số 05/2025/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Để được hỗ trợ tận tình về các loại hồ sơ môi trường quan trọng cho doanh nghiệp, bạn liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!