Các công trình bảo vệ môi trường nào phải vận hành thử nghiệm?

Theo quy định hiện nay, những công trình bảo vệ môi trường nào phải thực hiện vận hành thử nghiệm (VHTN)? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

Vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường

1. Các công trình bảo vệ môi trường nào phải vận hành thử nghiệm?

Khoản 1, Điều 46, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về công trình bảo vệ môi trường và VHTN công trình xử lý chất thải của dự án sau khi được cấp giấy phép môi trường như sau:

Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:

  • Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
  • Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
  • Công trình bảo vệ môi trường khác.

*** Lưu ý: Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện VHTN công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Theo quy định tại Khoản 2, Điều 46, Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Hệ thống xử lý nước thải

2. Thời gian VHTN công trình bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2022/NĐ-CP), thời gian VHTN công trình xử lý chất thải (bao gồm cả thời gian quan trắc chất thải, lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm) do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm thời gian, tần suất quan trắc chất thải theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định tại khoản này. Thời điểm kết thúc vận hành thử nghiệm không quá 06 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm và được ghi trong giấy phép môi trường, được quy định như sau:

  • Từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Thời gian VHTN đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
  • Trường hợp phải gia hạn quá trình VHTN, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn nhưng không quá 06 tháng; trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện cải tạo, nâng cấp đối với công trình xử lý chất thải và thực hiện vận hành thử nghiệm theo quy định. Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành thử nghiệm được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.

Công trình bảo vệ môi trường

3. Tham khảo kế hoạch VHTN công trình xử lý chất thải

Tham khảo kế hoạch VHTN công trình xử lý chất thải tại một nhà máy chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nước thải là 480m3/ngày.đêm

Bảng kế hoạch vận hành thử nghiệm dự kiến

STT Mục đích Thời gian Công suất xử lý
1 Thời gian bắt đầu Dự kiến tháng 6/2025 100% lượng nước thải phát sinh
2 Thời gian kết thúc Dự kiến tháng 8/2025 100% lượng nước thải phát sinh

Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu nước thải trước khi thực hiện việc xả thải ra môi trường như sau:

Thời gian dự kiến lấy mẫu nước thải

TT Hạng mục công trình vận hành thử nghiệm Thời gian dự kiến Công suất
Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Thời gian bắt đầu giai đoạn vận hành thử nghiệm Thời gian kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm
1 Hệ thống xử lý nước thải Tháng 6/2025 Tháng 8/2025 480m3/ngày.đêm 480m3/ngày.đêm

Thời gian chi tiết và tần suất lấy mẫu quan trắc

TT Giai đoạn Thông số Số lượng mẫu Thời gian
I. Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất xử lý của công trình xử lý nước thải
1 Giai đoạn 1: Giai đoạn xử lý sinh học (nước thải đầu vào bể tiếp nhận và đầu ra tại bể lắng thứ cấp) pH, TSS, BOD5, Tổng Coliforms, COD, Tổng N,
Tổng P, Clo dư, Amoni, Tổng dầu, mỡ động thực vật
10
Đầu vào: 01 mẫu/ngày 5 – Ngày 03/6/2025
– Ngày 17/6/2025
– Ngày 02/7/2025
– Ngày 17/7/2025
– Ngày 01/8/2025
Đầu ra: 01 mẫu/ngày 5
2 Công đoạn 2: Giai đoạn xử lý hóa học (nước thải đầu vào bể lắng thứ cấp và đầu ra tại bể khử trùng) pH, TSS, BOD5, Tổng
Coliforms, COD, Tổng N, Tổng P, Clo dư, Amoni, Tổng dầu, mỡ động thực vật
10
Đầu vào: 01 mẫu/ngày 5 – Ngày 03/6/2025
– Ngày 17/6/2025
– Ngày 02/7/2025
– Ngày 17/7/2025
– Ngày 01/8/2025
Đầu ra: 01 mẫu/ngày 5
II. Giai đoạn hệ thống vận hành ổn định
1 Đầu vào (01 mẫu/ngày) pH, TSS, BOD5, Tổng
Coliforms, COD, Tổng N, Tổng P, Clo dư, Amoni, Tổng dầu, mỡ động thực vật
1 – Ngày 15/8/2025
2 Đầu ra (01 mẫu/ngày) – Ngày 15/8/2025
– Ngày 16/8/2025
– Ngày 17/8/2025
– Ngày 18/8/2025
– Ngày 19/8/2025
– Ngày 20/8/2025
– Ngày 21/8/2025

Quy chuẩn so sánh: So sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột B (Kq=0,9; Kf = 1,1).

Chương trình quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Cơ sở có lưu lượng xả nước thải là 480 m3 /ngày.đêm thuộc đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 5 Phụ lục XXVIII có lưu lượng xả thải từ 200 đến dưới 500 m3/ngày, phải thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

  • Vị trí giám sát: Tại vị trí xả thải của hệ thống xử lý nước thải.
  • Tần suất giám sát: Đối với cơ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần đối với trường hợp không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
  • Thông số giám sát: Theo QCVN 11 – MT:2015/BTNMT.
  • Quy chuẩn áp dụng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 11 – MT:2015/BTNMT, giá trị C cột B với hệ số áp dụng Kq = 0,9 và Kf = 1,1.

Trên đây là những thông tin về việc VHTN công trình bảo vệ môi trường sau khi được cấp giấy phép môi trường. Quý Doanh nghiệp nên lưu ý và thực hiện theo đúng quy định để tránh bị xử phạt. Hoặc nếu Quý Doanh nghiệp đang có nhu cầu lập hồ sơ báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!