Lập báo cáo quan trắc môi trường không khí định kỳ là trách nhiệm của doanh nghiệp. Quá trình quan trắc này phải có sự liên kết chặt chẽ với địa điểm quan trắc, lắp đặt thiết bị lấy mẫu tại ống khói phải an toàn và đúng với quy đinh. Ngoài ra, quá trình lấy mẫu này cực kỳ quan trọng, đòi hỏi phải thực hiện đúng kỹ thuật để mang đến số liệu đúng và đáng tin cậy.
1. Vì sao cần quan trắc môi trường không khí xung quanh?
Việc quan trắc môi trường không khí xung quanh có vai trò như sau:
- Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo các tiêu chuẩn hiện hành.
- Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải với chất lượng môi trường không khí tại khu vực quan trắc.
- Cung cấp thông tin hữu ích giúp việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch phát triển công nghiệp.
- Chủ động đánh giá chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian.
- Xác định và cảnh bảo về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý môi trường của cơ quan chức năng và địa phương.
2. Quy định về quan trắc chất lượng không khí xung quanh
Điều 6, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về việc quan trắc chất lượng không khí xung quanh như sau:
- Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng không khí xung quanh quy định tại Phụ lục 2.1 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
- Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và các thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM2,5 với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
- Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp tỉnh, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM10 với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm thông số bụi PM2,5 và các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
2.1. Một số vấn đề cần lưu ý
Khi lập báo cáo quan trắc môi trường không khí cần lưu ý các vấn đề sau:
- Điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí.
- Điều kiện địa hình: địa hình quan trắc thuận tiện, thông thoáng. Với những địa hình phức tạp thì vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ.
2.2. Các thông số môi trường không khí cần quan trắc
- Các thông số tại hiện trường gồm hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời.
- Ngoài ra còn có nhiều thông số quan trọng khác như SO2, NO2, NOx, CO, O3, bụi lơ lửng, bụi PM.
Xem thêm: “Thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước“
3. Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường không khí được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, bản đồ sơ đồ, thông tin chung về khu vực lấy mẫu.
- Theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ cần thiết.
- Kiểm tra, vệ sinh và điều chỉnh thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường.
- Chuẩn bị hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản.
- Chuẩn bị nhận mẫu, biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định.
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu.
- Chuẩn bị thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động.
- Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc.
- Chuẩn bị biểu mẫu và tài liệu có liên quan.
Trên đây là một số thông tin về việc lâp báo cáo quan trắc môi trường không khí, nếu bạn có nhu cầu lập báo cáo này, hãy liên hệ Hotline: 0938 857 768 để được cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!