Vào mùa mưa, mọi người thường thấy các kênh thông tin, báo chí hay nhắc đến các vụ sạt lở đất đá gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng của con người. Nội dung bài viết “Top 3 nguyên nhân chính gây sạt lở đất đá” ngay dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
1. Đặt vấn đề
Sạt lở đất đá xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể từ tự nhiên hoặc là do con người.
– Tuy nhiên, hiện nay đa phần các vụ sạt lở mà chúng ta nhận được thông tin, chủ yếu nguyên nhân đến từ hoạt động của con người như: xây dựng các công trình nhà ở dưới chân núi, khai thác rừng quá mức, chặn dòng chảy của sông suối… khi mưa lớn xảy ra, nước mưa sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu đất khu vực do con người tác động gây ra sạt lở.
– Trường hợp không có yếu tố con người, nguyên nhân gây sạt lở chủ yếu là do tác động của trọng lực trên các bề mặt dốc. Nguyên nhân chủ yếu do mưa lớn, từ các đỉnh đồi dốc mối liên kết của đất đá tạm thời bị phân rã, thảm thực vật, rễ cây cũng mất liên kết với tầng đất gây sạt lở đất.
– Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: động đất, biến đổi khí hậu làm những cơn bão ngày càng dữ dội hơn…
– Một số địa phương thường hay bị sạt lở đất tại Việt Nam là các vùng núi như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Bắc Giang…
2. Top 3 nguyên nhân chính gây sạt lở đất đá
Có nhiều nguyên nhân gây nên các vụ sạt lở đất, dưới đây chúng tôi xin đề cập đến 3 nguyên nhân chính gây sạt lở đất đá: Địa chất, hình thái địa tầng và hoạt động của con người.
2.1. Nguyên nhân từ địa chất
Đây là đặc tính chính của vật liệu đất đá, nơi tạo nên địa tầng của hiện trạng như đồi núi, sườn dốc. Nơi mà đất hoặc đá có thể yếu đi hoặc bị đứt gãy do các tác động của thời tiết gây nên. Các địa tầng được cấu tạo bởi các tính chất của đất đá khác nhau và do đó chúng có từng độ cứng, sức bền của mỗi lớp khác nhau.
2.2. Nguyên nhân từ hình thái địa tầng
Sạt lở đất cũng liên quan đến hình thái, nơi chúng liên quan đến cấu trúc đất đá quyết định nên địa tầng của hiện trạng. Ví dụ như: Thảm thực vật bị mất đi do cháy rừng hoặc hạn hán, chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác rừng bừa bãi, tạo nên đồi trọc. Nơi đó quyết định hình thái hiện trạng của địa tầng. Nếu tác động nhiều do mưa sẽ dễ bị lở đất hơn.
Thảm thực vật đặc trưng nhất là rừng nguyên sinh. Những cây cổ thụ lớn có thể bám rễ rất nhiều lớp, từng tầng riêng biệt nhau giữ đất tốt hơn trong những trường hợp biến động của thời tiết như mưa dữ dội. Hoặc giữ vững những địa tầng khi bị động đất cấp độ nhỏ.
2.3. Nguyên nhân từ hoạt động của con người
Hoạt động của con người chủ yếu là do phá rừng phát triển nông nghiệp. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng bên trên triền núi, triền dốc. Các công trình tưới tiêu cấp nước, tạo rãnh cho kênh mương… làm suy yếu cấu trúc dưới chân của triền dốc, hình thành nên các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá.
3. Cách phòng tránh thiệt hại do sạt lở đất đá
Có nhiều cách phòng tránh thiệt hại do sạt lở đất đá, dưới đây là một số cách dễ áp dụng:
- Đối với những gia đình sống trên hay dưới những sườn núi, triền đồi cao, cần theo dõi tin tức và dự báo thời tiết thường xuyên, nếu có cảnh báo mưa kéo dài hay bão cần phải xem mình có sống trong khu vực dễ sạt lở hay không.
- Tránh các hoạt động có thể làm tăng sự mất ổn định của mặt đất. Ví như, tránh đào sâu một ngọn đồi dốc, xây dựng nhà ở trên cùng hoặc dưới cùng của dốc đứng, chặt phá, khai rác rừng bừa bãi…
- Người dân có thể học cách nhận biết các dấu hiệu của một vụ sạt lở đất như sự xuất hiện của các vết nứt, chỗ phồng trên dốc, dòng nước chảy xuống dốc bất thường, dòng chảy thay đổi đột ngột và đá nhỏ vỡ vụn rơi xuống.
- Theo dõi lưu lượng thoát nước mưa trên các sườn dốc gần nhà bạn ở, đặc biệt là nơi nước tụ lại.
- Khi lái xe bên cạnh các sườn dốc trong thời tiết xấu, hãy để ý các vết lở đất, đặc biệt là ở chân dốc. Nếu có dấu hiệu đường bị sụp xuống và xuất đá vụn rơi từ trên dốc là dấu hiệu của trận lở đất sắp xảy ra.
- Đáng chú ý, xói mòn trong lở đất, đá có thể dẫn đến lũ quét, chính vì thế khi gặp hiện tượng này mà mưa lớn vẫn kéo dài, người dân cần phải có những phương án đề phòng khác, theo dõi tin tức từ chính quyền địa phương, dự báo thời tiết để có thể có kịp thời sơ tán hay bảo quản những món đồ có giá trị trong nhà nếu lũ quét xảy ra.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết, hồ sơ môi trường hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới.
Ban biên tập – tổng hợp
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!