Mỗi loại hồ sơ môi trường sẽ căn cứ theo nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có khá nhiều trường hợp còn vướng mắc pháp lý giữa luật cũ và luật mới. Điều này lại khiến nhiều cơ sở phân vân không biết rõ nên lựa thực hiện trong khoảng thời gian nào, quy trình ra sao.
- Một công sản xuất đang có nhu cầu mở rộng quy trình sản xuất. Trong quá trình hoạt động, dự án phát sinh nhiều nước thải, khí thải chất thải cần xử lý. Chủ đầu tư cung cấp thêm dự án có vốn đầu tư 130 tỷ thuộc nhóm B (Luật đầu tư công) và dự án đầu tư nhóm II. Công suất của dự án sản xuất xi măng với 1.350.000 tấn/năm trở lên. Dự án này đã có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì theo quy định mới có cần phải lập lại ĐTM và cấp giấy phép môi trường không?
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 37 của Luật BVMT có quy định trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM:
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo ĐTM cho phù hợp với nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
- Khi chuẩn bị, triển khai dự án trước khi vận hành thì nếu có những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định thì chủ dự án cần:
+ Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường.
+ Phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có GPMT trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
+ Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác
Căn cứ theo Điều 27 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo ĐTM sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành khi có những thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Như vậy với dự án trên với công suất 1.350.tấn/năm mà dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ tác động với môi trường mức độ cao (Nhóm I) nên thuộc đối tượng lập ĐTM và lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường.
- Một cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp và đã có xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo nội dung kế hoạch đã xác nhận thì công ty quan trắc 4 lần/năm. Được biết cơ sở chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì cơ sở phải quan trắc 6 tháng/lần. Vậy theo luật môi trường mới thì cơ sở phải thực hiện theo quy định như thế nào?
Trả lời:
Với những quy định mới thì việc quan trắc nước thải tại cơ sở sẽ thực hiện theo điểm g khoản 1 Điều 53, Điều 111, Điều 112 của Luật BVMT 2020. Đồng thời, chủ đầu tư cũng cần đối chiếu với Điều 97, Điều 98 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Chủ đầu tư cần thu gom, đấu nối nước thải cơ sở trong CCN vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung ban hành kèm với yêu cầu BVMT theo đúng quy định.
- Một công ty đang hoạt động sản xuất và đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường năm 2020. Vậy căn cứ theo Luật môi trường mới thì công ty phải có GPMT? Vậy loại giấy phép này có được coi là giấy phép môi trường thành phần không?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 của Luật BVMT 2020 thì Công ty đã có giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo khoản 2 Điều 39 của Luật môi trường. Cụ thể dự án đã đi vào vận hành chính thức trước ngày luật này có hiệu lực thi hành phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi thì được tiếp tục sử dụng như GPMT đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật môi trường có hiệu lực thi hành.
Trong trường hợp trên thì công ty đã có giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT vào năm 2020, thì căn cứ theo luật mới thì vẫn có giá trị sử dụng đến thời hạn 5 năm. Trường hợp công ty phải có GPMT thành phần như giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi,… thì thời hạn 36 tháng kể từ ngay Luật BVMT có hiệu lực thì công ty phải bắt buộc thực hiện.
Nếu Quý KH cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn chi tiết dịch vụ.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!