HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường giúp xác định nguy cơ xảy ra và có phương án ứng phó đảm bảo kịp thời ngăn chặn sự cố xảy ra. Việc này giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về công tác BVMT, tăng cường công tác phòng ngừa ứng phó với sự cố do chất thải gây ra.

Ở bài viết này, Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về các quy định liên quan đến vấn đề này!

Phân cấp sự cố và giai đoạn ứng phó sự cố môi trường

Việc phân cấp sự cố môi trường bao gồm:

  • Cấp tỉnh: phạm vi ô nhiễm, suy thoái tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Cấp huyện: vượt quá phạm vi sự cố cấp sở và phạm vi ô nhiễm, suy thoái trên 1 đơn vị hành chính cấp huyện.
  • Cấp tỉnh: vượt quá phạm vi cấp huyện và phạm vi ô nhiễm, suy thoái trên 1 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
  • Cấp quốc gia: phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc phạm vi xuyên quốc gia.

Các giai đoạn ứng phó sự cố bao gồm chuẩn bị, tổ chức và phục hồi môi trường sau sự cố.

Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

  • Chủ dự án phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.
  • Ứng phó theo phương châm, lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ.
  • Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm ứng phó với sự cố, chi trả chi phí ứng phó sự cố.
  • Sự cố xảy ra tại cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo sự phân công, phân cấp và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị.

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Quy định kế hoạch ứng phó sự cố môi trường các cấp

Quy định kế hoạch ứng phó sự cố cấp sở

  • Cần xác định, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố cho từng loại nguy cơ xảy ra sự cố.
  • Xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố như công trình, thiết bị đảm bảo đầy đủ vật tư, dụng cụ, phương tiện, nguồn lực để ứng phó.
  • Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho ứng phó.
  • Phương thức thông báo, báo động khi xảy ra sự cố và huy động nguồn lực, trang thiết bị tại chỗ.
  • Đề xuất biện pháp ứng phó với sự cố môi trường với các nội dung như:

+ Xác định nguyên nhân, loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường.

+ Đánh giá sơ bộ phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường.

+ Thực hiện biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, mức độ tác động, thực hiện khẩn cấp biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường, con người.

+ Cung cấp thông tin về sự cố môi trường để cộng đồng phòng, tránh tác động xấu.

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia

  • Xác định, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố trên địa bàn, kịch bản cho từng nguy cơ xảy ra sự cố, phương án ứng phó kịch bản.
  • Xây dựng phương án bố trí thiết bị, vật tư, phương tiện đảm bảo cho việc ứng phó với sự cố.
  • Phân công lực lượng chuyên trách kiêm nhiệm, nội dung, tổ chức tập huấn, diễn tập ứng phó với sự cố.
  • Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phương thức thông báo về sự cố và cơ chế huy động nhân lực, thiết bị theo mức độ sự cố.

Bên cạnh thực hiện các thủ tục HSMT cần thiết cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh chất thải thì chủ dự án cần có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường khi phát tán chất thải làm tăng nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nếu Quý KH cần tư vấn thêm dịch vụ lập hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!