HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập ĐTM, GPMT và đăng ký môi trường

Các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp bao gồm việc lập ĐTM và xin cấp giấy phép môi trường (GPMT) dựa theo Luật BVMT 2020 mới có hiệu lực thi hành. Với quan điểm tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi trường chặt chẽ cũng như giảm gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Lập ĐTM, GPMT và đăng ký môi trường

1. ĐTM và giấy phép môi trường

Dựa theo một số quy định thì đối tượng lập ĐTM, GPMT cũng được xác lập lại khi dựa vào một số tiêu chí môi trường dựa theo quy mô, tính chất cùng với mức độ tác động theo 4 nhóm dự án khác nhau. Các dự án có mức độ tác động đến môi trường càng lớn phải thực hiện ĐTM và GPMT.

Luật BVMT 2020 được đánh giá mang nhiều điểm tiến bộ mới, đơn giản hóa cũng như tích hợp giấy phép xả thải vào nguồn nước cùng với nhiều loại giấy phép thành phần khác thành 1 loại GPMT duy nhất. Giờ đây, doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để thực hiện thủ tục rườm rà với tần suất dày đặc, đồng thời cũng tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ dự án.

Trường hợp dự án vừa phải lập ĐTM vừa có GPMT phải thực hiện trước khi dự án đi vào vận hành các công trình xử lý chất thải. Trường hợp dự án không cần lập ĐTM nhưng phải lập hồ sơ xin cấp GPMT thì thực hiện trước khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế cơ sở và trước khi cấp giấy phép xây dựng.

Đối với dự án có phát sinh chất thải lớn đều bắt buộc phải cấp GPMT chỉ trừ trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ít phát thải, hoạt động quy mô nhỏ hoặc không phát sinh chất thải mà chỉ được xử lý tại chỗ bằng thiết bị đơn giản. Các cơ sở này sẽ được quản lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại địa phương.

2. GPMT và đăng ký môi trường

Việc xin cấp GPMT và đăng ký môi trường phải dựa vào quy mô phát thải, loại hình sản xuất, mức độ ô nhiễm. GPMT và đăng ký môi trường được triển khai theo thủ tục, thành phần hồ sơ, cách thức thực hiện, quy trình,… khác nhau.

Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật BVMT 2020 sẽ quy định chi tiết các nội dung, nguyên tắc, căn cứ cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cùng với các mối quan hệ khác với nhiều thủ tục khác như ĐTM đảm bảo phù hợp thực trạng phát thải.

3. Vai trò của GPMT và đăng ký môi trường

  • Đảm bảo điều kiện cần thiết để cơ sở đi vào hoạt động phải thực hiện các yêu cầu trong phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ chất ô nhiễm thông qua các công trình thu gom, xử lý chất thải
  • Xây dựng giới hạn phát thải, tăng cường quan trắc môi trường
  • Là công cụ để cơ quan nhà nước kiểm soát, quản lý và điều chỉnh khối lượng chất thải từ dự án để kiểm soát ô nhiễm
  • Tạo ra nhiều căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý môi trường giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình vận hành dự án

Với việc phân loại thành 4 nhóm để xác định dự án phải đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường và đăng ký môi trường giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường tối ưu.

Để kiểm soát rủi ro tác động môi trường, giảm mức độ nhạy cảm cũng như tăng khả năng chịu tải môi trường doanh nghiệp cần xác định đối tượng hồ sơ môi trường mà mình cần thực hiện. Hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!