HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Doanh nghiệp làm gì để quản lý môi trường

Sự xuất hiện xu hướng công nghiệp hóa phát triển quá mức sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường. Những tác động công nghiệp đến môi trường đa phần xuất phát từ cơ chế quản lý, kiểm soát và thực hiện các trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đúng cách từ doanh nghiệp.

Vậy các đơn vị, doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao năng lực quản lý vừa đề xuất chiến lược an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn.

Những yêu cầu của doanh nghiệp với môi trường

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trước khi xây dựng những dự án cần quan tâm hơn đến môi trường. Theo đó để nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh cần triển khai kế hoạch quản lý, giảm thiểu những tác động, thay đổi quy trình sản xuất thân thiện cùng những quy định mới về pháp lý.

Điêu quan trọng cần đánh giá tác động môi trường bằng cách khiến doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện báo cáo theo đúng quy định. Những hoạt động này cần khảo sát, đánh giá và phân tích những vấn đề liên quan đến dự án sắp hoặc đang triển khai.

Đây là điều kiện tiên quyết quan trọng để doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ. Những hồ sơ quan trọng này rất cần thiết để doanh nghiệp vận hành liên tục khi đi vào sản xuất, tránh bị xử phạt từ cơ quan quản lý thanh, kiểm tra.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều nước, tài nguyên cùng nhiều nguồn nguyên liệu khác. Đặc biệt là vấn đề nước thải, không chỉ xây dựng hệ thống XLNT mà phải xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp luật.

Do đó mà doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp sản xuất sạch hơn hướng đến sự phát triển bền vững hơn. Bằng cách tiếp cận công nghệ mới sẽ ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc phát thải gây ô nhiễm. Nguồn nhiên liệu sạch có tác dụng không hoặc ít phát thải gây ô nhiễm hơn.

Doanh nghiệp làm gì để quản lý môi trường?

Làm sao đổi mới công nghệ quản lý môi trường?

Thay thế trang thiết bị xử lý

Điều quan trọng để doanh nghiệp cải tiến nâng cao thiết bị xử lý chất thải, hạn chế phát thải, thay đổi công nghệ bằng giải pháp sạch hơn, tăng cường đầu tư vào công nghệ hiện đại hơn.

Các cơ sở cần xây dựng hoàn thiện việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nghiên cứu thiết bị, dây chuyền công nghệ xử lý môi trường đạt chuẩn. Doanh nghiệp cần thu hồi cũng như tái sử dụng chất thải, hạn chế việc dùng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất.

Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án, doanh nghiệp cần gấp rút việc vận hành thử nghiệm và lập báo cáo hoàn thành công trình BVMT để đưa hệ thống vào quy trình hoạt động chính thức. Vì khi việc đưa vào hệ thống xử lý không đúng cách khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc di dời. Chi phí khắc phục bỏ ra cũng khá lớn so với việc đầu tư hệ thống hoàn chỉnh ban đầu.

Làm mới quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất sạch đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường bằng phương pháp sản xuất sạch, giảm chi phí, giá thành. Để nâng cao vị trí trên thị trường, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu thì doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào các quy định của môi trường như quy định BVMT, lập các loại hồ sơ, các mức phí và quy định xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần nâng cao khả năng vận hành hệ thống xử lý, thường xuyên kiểm tra, bảo trì công trình xử lý chất thải, tiến hành đánh giá tác động môi trường trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần tìm kiếm công ty tư vấn môi trường am hiểu văn bản pháp luật, năng lực khoa học, tiêu chuẩn môi trường,… để thực hiện các biện pháp quản lý tối ưu nhất.

Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn các vấn đề liên quan đến dịch vụ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin để chúng tôi trực tiếp tư vấn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!