HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Những lưu ý về các báo cáo môi trường

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ một số loại báo cáo HSMT quan trọng mà họ cần có. Vì thế hôm nay, Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất đưa ra một vài vấn đề liên quan đến 3 loại báo cáo quan trọng dưới đây mà doanh nghiệp nên nắm rõ.

Các lưu ý về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Vai trò của báo cáo quan trắc môi trường

  • Là văn bản của pháp luật tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành trong suốt quá trình dự án hoạt động.
  • Chất lượng môi trường phải được ghi chép đầy đủ trong nội dung theo mỗi kỳ báo cáo và đề xuất cách khắc phục và xử lý sự cố.
  • Xác định chính xác nguồn ô nhiễm, biện pháp xử lý và kết quả đo đạc để doanh nghiệp chủ động theo dõi thông số quan trắc số liệu.
  • Xây dựng những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tốt nhất, đảm bảo quá trình hoạt động của dự án thuận lợi và bền vững hơn.

Thủ tục thực hiện

  • Chủ dự án cần dựa vào ngành nghề, lĩnh vực của mình mà xác định tần suất thực hiện 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.
  • Thực hiện đầy đủ quy trình khảo sát, thu thập số liệu, lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm. Những nền tảng này giúp doanh nghiệp hoàn thiện bản báo cáo đầy đủ nhất để trình lên cơ quan nhà nước thẩm định.
  • Việc lập báo cáo quan trắc môi trường phải căn cứ theo các văn bản luật của Nhà nước như Luật BVMT 2014, Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Những lưu ý về các báo cáo môi trường

Báo cáo ĐTM thực hiện trong thời gian nào?

Trong thời gian chuẩn bị xây dựng

  • Chủ dự án xác định đối tượng lập ĐTM thuộc cơ quan thẩm định nào bằng cách tìm hiểu chi tiết qua Nghị định 40/2019/NĐ-CP khá là chi tiết.
  • Trong thời gian này, doanh nghiệp hoặc các công ty tư vấn môi trường sẽ lên kế hoạch khảo sát, đánh giá và phân tích các yếu tố tác động đến dự án.
  • Các hoạt động như lập hội đồng thẩm định, lấy kiến cộng đồng và chuyên gia phải được thực hiện đúng theo quy định,
  • Từ những hoạt động trên, chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ ĐTM và trình nộp lên cơ quan nhà nước phê duyệt.

Thời gian phê duyệt báo cáo ĐTM

  • Đối với dự án thuộc sự chấp thuận của Bộ TNMT thì thời gian phê duyệt tối đa 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với dự án phức tạp thì thời gian này kéo dài 60 ngày.
  • Đối với dự án không thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT thì thời hạn phê duyệt không quá 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do phải lập báo cáo quan trắc môi trường lao động

Nguyên tắc quan trắc vệ sinh môi trường lao động 

  • Báo báo chỉ thực hiện khi doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh và khu vực lấy mẫu tại nơi có khả năng tác động nghiêm trọng đến người lao động.
  • Thực hiện đo đạc, lấy mẫu bằng nhiều phương pháp khác nhau để phân tích các yếu tố có đủ điều kiện không.
  • Đối với doanh nghiệp thay đổi quy trình, công nghệ hoặc cải tạo, nâng cấp có phát sinh yếu tố có hại cho sức khỏe người lao động phải được lưu trong hồ sơ vệ sinh lao động. Các yếu tố có hại chỉ được bổ sung khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
  • Các chi phí quan trắc lao động do chủ doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả.

Vì sao phải lập báo quan trắc lao động?

  • Theo quy định thì tất cả doanh nghiệp có sử dụng người lao động phải định kỳ quan trắc, bổ sung hồ sơ quản lý đến cơ quan nhà nước theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
  • Quan trắc lao động giúp đảm bảo sức khỏe người lao động, phản ánh các thông tin về yếu tố nguy hiểm độc hại để đề ra biện pháp kỹ thuật an toàn, đảm bảo sức khỏe người lao động được bảo vệ tốt nhất. Vì thế các cơ sở phải tiến hành thực hiện quan trắc lao động ít nhất 1 lần/năm nhằm đánh giá, kiểm soát, thu thập và phân tích chính xác các điều kiện làm việc.
  • Các doanh nghiệp phải cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động nếu có bất kỳ sự thay đổi nào làm tăng nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe người lao động. Và trước ngày 31/12 hằng năm gửi báo cáo quan trắc đến cơ sở quản lý.

Cần tư vấn thêm các loại hồ sơ môi trường khác, bạn hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để nhân viên tư vấn của chúng tôi giải đáp và đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời và chi tiết nhất nhé.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!