Một doanh nghiệp hoạt động ở địa phương thì cần thực hiện các loại báo cáo môi trường nào? Mỗi loại báo cáo phải thực hiện theo tần suất, quy trình ra sao? Để doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hồ sơ môi trường doanh nghiệp, hôm nay Hợp Nhất sẽ tổng hợp danh sách Bộ hồ sơ môi trường 2023 của doanh nghiệp.
1. Các hồ sơ môi trường năm 2023 của doanh nghiệp
Dưới đây là danh sách các hồ sơ môi trường của doanh nghiệp kể từ năm 2023 trở đi:
1.1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. (Theo Khoản 7, Điều 3,Luật BVMT 2020).
Theo Điều 30, Luật BVMT 2020, Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
1.2. Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường thay thế cho các loại giấy phép môi trường thành phần.
Hiện nay, giấy phép môi trường thay thế cho các loại giấy phép môi trường thành phàn trước kia như:
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước.
- Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi.
- Giấy xác nhận đủ điêu kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
1.3. Các hoạt động quan trắc môi trường (báo cáo hàng năm)
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để báo cáo lên cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tích hợp các báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp, bao gồm:
- Báo cáo giám sát chất lượng môi trường.
Quan trắc nước thải
- Dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập ĐTM với tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường từ 20 m3/ngày thì thực hiện quan trắc 3 tháng/lần.
- Dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường với tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường từ 20 m3/ngày thì thực hiện quan trắc 6 tháng/lần.
Quan trắc khí thải
- Dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập ĐMT với tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên thì thực hiện quan trắc 3 tháng/lần.
- Dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập kế hoạch BVMT với tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên thì thực hiện quan trắc 6 tháng/lần.
Về báo cáo quan trắc môi trường lao động phải phù hợp với quy định của Sở Y tế theo đúng hướng dẫn. Báo cáo được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu tại môi trường làm việc phản ánh rõ chất lượng, môi trường, các chỉ tiêu nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Về việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục
- Các đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, lấy mẫu và camera giám sát gồm chủ KCN, CCN; chủ nguồn thải nằm ngoài KCN có công suất lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm trở lên; chủ nguồn thải nằm trong KCN được phép xả thải ra hệ thống thoát nước mưa của KCN.
- Khi nguồn thải có công suất nhỏ hơn 500 m3/ngày đêm nhưng thuộc ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm như nhuộm vải, xi mạ, giấy, thuộc da, tái chế, hóa chất; hoặc chủ nguồn thải bị khiếu nại, tố cáo gây ô nhiễm do xả thải. Tùy trường hợp mà yêu cầu lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động.
- Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường.
- Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
- Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Báo cáo tình hình xả thải
Báo cáo tình hình xả thải là một loại báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước của doanh nghiệp theo nội dung giấy phép đã được cấp. Hồ sơ môi trường này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh nguồn nước đạt chuẩn nhằm đảm bảo nguồn nước đạt chất lượng khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Đối tượng thực hiện: Tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải có và đã được cấp giấy phép xả thải.
Nội dung của báo cáo tình hình xả thải bao gồm:
- Tình hình thu gom, xử lý và xả nước thải của doanh nghiệp.
- Hiện trạng nguồn nước thải.
- Tình hình thực hiện các quy định theo giấy phép xả thải.
Quy trình thực hiện báo cáo xả thải gồm 3 bước chính:
- Lập báo cáo.
- Nộp báo cáo cho cơ quan chức năng định kỳ.
- Lưu báo cáo.
Báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất
Khi doanh nghiệp khai thác, sử dụng nước dưới đất thì phải đăng ký giấy phép khai thác nước dưới đất, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khi hết hạn đúng theo quy định.
Doanh nghiệp phải tiến hành lập sổ quan trắc lưu lượng mực nước định kỳ nộp trước ngày 15/12. Báo cáo phải nêu rõ tình hình khai thác, sử dụng nước với đầy đủ các chỉ tiêu quan trắc, chế độ quan trắc về Sở TNMT.
- Khi quan trắc mực nước theo mực nước tĩnh và mực nước động.
- Khi quan trắc lưu lượng được thực hiện 1 ngày/lần.
- Khi quan trắc chất lượng nước phải lấy mẫu 2 lần/năm với thông số, chỉ tiêu theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước.
3. Đơn vị chuyên thực hiện hồ sơ môi trường 2023 trọn gói
Trên đây là các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần thực hiện kể từ năm 2023 trở đi. Môi trường Hợp Nhất đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong thực hiện hồ sơ môi trường trọn gói cho doanh nghiệp với các hồ sơ như:
- Đăng ký môi trường.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Giấy phép môi trường.
- Báo cáo vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm.
- Và các loại hồ sơ khác.
Với mỗi trường hợp của doanh nghiệp, để biết chính xác loại hồ sơ môi trường cần thực hiện, Hợp Nhất sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như:
- Dự án đã đi vào hoạt động hay chưa?
- Ngành nghề hoạt động.
- Quy mô, công suất, tổng số vốn đầu tư.
- Vị trí dự án: Nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp.
- Có chứa yếu tố nhạy cảm với môi trường hay không (nằm trong khu dân cư, nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, v.v…).
- Đã thực hiện hồ sô trường nào trước đây chưa?
- Giấy tờ đất: Mục đích sử dụng đất là đất nhà ở hay đất kinh doanh.
- Và các yếu tố khác tùy vào mỗi dự án cụ thể.
Quý khách hàng cần tư vấn thêm bất kỳ loại hồ sơ môi trường nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!