HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Ngành nông nghiệp có cần lập báo cáo ĐTM

Ở những thời kỳ trước, ngành nông nghiệp chủ yếu canh tác theo các phương thức sản xuất tự nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường. Từ khi xuất hiện các thành tựu về khoa học – công nghệ khiến diện mạo ngành thay đổi không ngừng. Cụ thể nhất các ngành hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng tác động mạnh mẽ và tiêu cực đến môi trường. Vậy với những nhóm ngành này thì có cần phải lập báo cáo ĐTM không? Để theo dõi những lĩnh vực này có phải thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường không thì hãy tìm hiểu ngay các quy định của Nhà nước hoặc theo theo dõi ngay bài viết này!

1. Những tác động của ngành nông nghiệp

1.1. Gây ô nhiễm nguồn nước

Ngành nông nghiệp thuộc lĩnh vực sử dụng lượng hóa chất lớn nhất bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, kháng sinh dư lượng lớn. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ lượng chất được cây trồng tiêu thụ, phần còn lại được môi trường “hấp thụ” hoàn toàn.

Khi dư lượng hóa chất tích tụ ngày càng lớn sẽ gây ra hàng loạt vấn đề ô nhiễm môi trường, làm phá hủy hệ sinh thái. Đặc biệt ô nhiễm mạch nước ngầm và nước mặt ngày càng nghiêm trọng.

Kênh rạch, sông ngòi trở thành nguồn tiếp nhận hàng tá loại hóa chất độc hại. Điều này trở thành nguyên nhân khiến chúng rơi vào tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân.

Ô nhiễm môi trường từ ngành nông nghiệp
Ô nhiễm môi trường từ ngành nông nghiệp

1.2. Gây ô nhiễm không khí

Thuốc trừ sâu, các chất hữu cơ phân hủy sinh học trở thành nguồn gây ô nhiễm không khí. Với hàng tấn chất thải mỗi năm chưa kể các hoạt động như phun thuốc trừ sâu, đốt rơm rạ, xả nước thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với khối lượng lớn,…

Ngành nông nghiệp có cần lập báo cáo ĐTM

2. Dự án nông nghiệp nào phải lập ĐTM?

2.1. Đối tượng bắt buộc phải lập ĐTM

Theo Điều 30, Luật BVMT 2020, các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật này;
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c,d, đ và e khoản 4, Điều 28 của Luật này;

Đối với ngành nông nghiệp:

Lưu ý:

Phụ lục I của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ có quy định Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, ở Mức III, đối với ngành nông nghiệp, cụ thể là hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.

  • Công suất lớn: Từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên.
  • Công suất trung bình: Từ 100 đến 1.000 đơn vị vật nuôi.
  • Công suất nhỏ: Từ 10 đến 100 đơn vị vật nuôi.

Phụ lục III của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có ghi rõ danh mục dự án đầu tư nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở múc độ cao)

(Dự án quy định tại điểm d và điểm e khoản 3, Điều 28, Luật BVMT)

Dự án có phát sinh nước thải: Từ 3.000m3/ngày đêm trở lên (từ 30.000m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản).

Phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định rõ danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 4, Điều 28, Luật BVMT:

(Dự án đầu tư quy định tại điểm d và điểm e khoản 4, Điều 28, Luật BVMT)

Dự án có phát sinh nước thải: Từ 500 đến dưới 3.000m3/ngày đêm (từ 10.000 đén dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản).  

2.2. Nội dung trong báo cáo ĐTM

Theo Điều 32, Luật BVMT 2020, nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
  • Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
  • Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
  • Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
  • Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Kết quả tham vấn;
  • Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung báo cáo đánh giá môi trường dự án chủ yếu liên quan đến quá trình khảo sát dự án, đưa ra các đánh giá, phân tích tổng quan. Nhờ vậy, các yếu tố môi trường được quản lý bằng cách đề xuất nhiều biện pháp xử lý hiệu quả hơn. Tùy theo từng lĩnh vực, quy mô, công suất và diện tích mà chủ dự án hoàn thiện thủ tục đầy đủ nhất.

2.3. Yêu cầu của báo cáo ĐTM

Nội dung cũng như trình tự các bước thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Qua đó cần lựa chọn, đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tiêu cực nhằm đảm bảo hạn chế các chất thải phát sinh từ dự án.

Các phương pháp có chức năng làm rõ thông số, dữ liệu, xác định các tác động cũng như liệt kê đầy đủ các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành dự án chính thức.

Ngoài ĐTM, các dự án thuộc ngành nông nghiệp còn phải thực hiện các HSMT quan trọng khác như giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo quan trắc môi trường,…

Quý Doanh nghiệp cần tư vấn bất kỳ báo cáo, giấy phép nào liên quan đến ngành nghề hoạt động của mình thì hãy liên hệ ngay với Công ty vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!