Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất xin có một số chia sẻ đến Quý Khách hàng một số thông tin và giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có.
Khi nào cần lập hồ sơ môi trường?
Tư vấn hồ sơ môi trường doanh nghiệp được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể theo một quy định nhất định. Bạn cần xác định ngành nghề, lĩnh vực và loại nguồn thải mà thực hiện các thủ tục đăng ký các loại hồ sơ môi trường của doanh nghiệp. Dưới đây là các mốc thời gian để tiến hành từng loại hồ sơ tương ứng, gồm:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án
- Lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường
- Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý chất thải
Giai đoạn 2: Thực hiện
- Thiết kế và thi công HTXLNT
- Thiết kế và hi công HTXL khí thải
Giai đoạn 3: Hoạt động và vận hành chính thức
- Lập báo cáo xác nhận hoàn thành công trình BVMT
- Lập sổ chủ nguồn thải CTNH
- Xin giấy phép xả thải
- Xin giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt
- Hợp đồng thu gom CTNH
Không xác định được cơ quan thẩm định và phê duyệt hồ sơ môi trường
Đây cũng chính là vấn đề quan trọng vì nếu xác định sai cơ quan phê duyệt nội dung báo cáo sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian và chi phí mà lại vừa ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, kinh doanh. Đối với mỗi loại hồ sơ đều đã xác định rõ cấp cơ quan chịu trách nhiệm xem xét và thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên có không ít trường hợp doanh nghiệp còn nhầm lẫn đối tượng, phạm vi và ngành nghề hoạt động của mình nên dẫn đến việc nộp thủ tục hồ sơ sai cơ quan tiếp nhận.
Sau đây, Hợp Nhất sẽ tổng hợp một số cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ
- Đối với ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND cấp tỉnh; Ban quản lý các KCN.
- Đối với kế hoạch bảo vệ môi trường: UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đối với giấy phép xả thải: Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh.
- Đối với sổ chủ nguồn thải: Chi cục bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đối với báo cáo xác nhận hoàn thành công trình BVMT: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đối với giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt: UBND cấp tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; các Sở, ngành và địa phương liên quan.
Doanh nghiệp thắc mắc nộp hồ sơ ở đâu?
Bạn tự thực hiện các thủ tục hành chính nhưng còn thắc mắc hồ sơ, nhận kết quả ở đâu? Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện các TTHC bạn có thể nộp bằng một trong ba cách sau: nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp tại cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa và đường bưu điện
Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin một cửa điện tử và cung cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ nộp qua cổng dịch vụ công
Cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra tính chính xác và hoàn chỉnh của hồ sơ. Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận chuyển giao đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo đúng với lộ trình.
Theo đó, mỗi hồ sơ sẽ được cấp một mã hồ sơ ghi trong biên nhận và hẹn ngày trả kết quả. Chủ giấy phép sử dụng mã hồ sơ này để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ tại cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Là một đơn vị tư vấn môi trường lâu năm, Hợp Nhất có đầy đủ kinh nghiệm để hoàn thiện tất cả các loại hồ sơ quan trọng của doanh nghiệp như báo cáo đtm của dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường, vận hành thử nghiệm hệ thống hay lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!