Bất kỳ hoạt động sản xuất hoặc khai thác nào cũng đều gây ra nhiều tác động đối với môi trường và việc lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải chính là việc làm cần thiết và quan trọng mà chủ nhà máy cần thực hiện để nhà máy có đầy đủ hồ sơ môi trường theo đúng quy định của Nhà nước. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về việc này.
1. Hiện trạng vấn đề xử lý rác thải ở nước ta
Việt Nam nằm trong 5 nước có số lượng rác thải thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu mỗi năm. Rác thải nhựa ở nước ta không ngừng tăng lên khi tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của con người và đặc biệt là chúng phá hủy môi trường sống của hệ thủy sinh dưới nước.
Xử lý rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương khi mà lượng rác không ngừng tăng lên mà quỹ đất và diện tích xử lý rác thì ngày càng thu hẹp. Vì thế, các nhà máy xử lý rác thải ngày càng được xây dựng nhiều hơn, trở thành nguồn tập trung rác thải từ khắp nơi, giải quyết triệt để tình trạng các bãi rác lộ thiên từ môi trường bên ngoài. Các nhà máy này sử dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau, có thể xử lý đa dạng nguồn rác thải từ rác thải sinh hoạt đến rác thải công nghiệp.
2. Đối tượng lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải
Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thì việc xử lý chất thải nguy hại thuộc dự án nhóm I và thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Công suất lớn: Từ 500 tấn/ngày trở lên
- Công suất trung bình: Dưới 500 tấn/ngày
+ Tái chế, xử lý chất thải nguy hại; phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Cơ sở pháp lý lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải
- Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường 2020
- Căn cứ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
- Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy xử lý rác được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến nhà máy xử lý rác.
- Bước 2: Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm.
- Bước 3: Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc.
- Bước 4: Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định.
- Bước 5: Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh khu vực nhà máy xử lý rác.
- Bước 6: Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm.
- Bước 7: Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
- Bước 8: Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động.
- Bước 9: Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng.
- Bước 10: Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thì của dự án đầu tư.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy phép kinh doanh.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ vị trí thoát nước mưa.
- Bản vẽ vị trí khu đất.
3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM
Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;.
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công An
- Đối với dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
- Đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình
Ngoài lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy xử lý rác thải, Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất còn lập các loại hồ sơ môi trường khác như: Lập Giấy phép môi trường, lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, lập hồ sơ Đăng ký môi trường, lập giấy phép khai thác nước ngầm, lập giấy phép khai thác nước mặt,…
Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn thông tin đầy đủ hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!