Đối với cấp giấy phép xả thải cho nhà hàng, khách sạn có những yêu cầu khác nhau, đối tượng cũng như tính chất thực hiện khác nhau. Nước thải nhà hàng khách sạn chứa nhiều tạp chất ô nhiễm đa phần chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và đặc biệt lượng dầu mỡ khá nhiều nếu hòa lẫn vào nguồn nước tự nhiên làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, phá vỡ cấu trúc sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì thế, cơ quan nhà nước ra nhiều quyết định, văn bản đề nghị chủ nhà hàng, khách sạn phải đăng ký giấy phép xả thải.
1. Đối tượng xin cấp giấy phép xả thải cho nhà hàng, khách sạn
Giấy phép xả thải cho nhà hàng, khách sạn áp dụng với chủ dự án có hoạt động xả thải vào tài nguyên nước với công suất 5 m3/ngày đêm.
Nội dung và thời hạn cấp giấy phép xả thải cho nhà hàng, khách sạn
Nguồn tiếp nhận nước thải: Giấy phép cần ghi rõ tên, vị trí hành chính bao gồm thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; quận/huyện, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố của hệ thống sông, suối, kênh, rạch, vùng biển, hồ, đầm, ao nơi nước thải ra của chủ dự án được phép xả thải vào.
Vị trí xả nước thải: Nêu rõ vị trí hành chính và vị trí địa lý khu vực xả nước thải (căn cứ vào hệ tọa độ VN 2000).
Phương thức xả thải: Cơ sở đăng ký giấy phép yêu cầu phải xả thải vào hệ thống dẫn nước thải sau khi đã xử lý đến vị trí xả vào nguồn nước cùng phương thức xả tại vị trí xả vào nguồn nước. Một số hình thức cơ bản như dùng máy động cơ bơm hoặc tự chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng,…
Chế độ xả: Cơ sở xả thải được phép xả liên tục hoặc gián đoạn; dựa theo từng chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ;
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: Giấy phép có quy định về giới hạn quy mô xả tối đa đối với từng cơ sở trong 1 ngày đêm và 1 giờ.
Chất lượng nước thải: Nước thải phải đạt Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải, hệ số áp dụng, thông số và nồng độ chất ô nhiễm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Thực hiện quan trắc nước thải vào nguồn tiếp nhận: Cần ghi rõ nội dung về vị trí, lưu lượng nước thải, thông số quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước nguồn tiếp nhận, tần suất quan trắc.
2. Vì sao cần có giấy phép xả thải?
Như chúng ta đã biết, nước thải trong lĩnh vực này khá phức tạp khi mà tạp chất ô nhiễm, chất hữu cơ hòa tan hoặc chất vô cơ khó tan tồn tại trong một môi trường.
Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt có tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với nguồn nước như sông, biển, ao, hồ, kênh, rạch. Vì thế hàng loạt sai phạm có liên quan đến vấn đề xả thải tại một số nhà hàng, khách sạn gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát của cơ quan chức năng. Điển hình ở Đà Nẵng đã xử phạt 9 khách sạn và 7 nhà hàng với hành vi xả thải vượt quy chuẩn quy định, không thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường định kỳ làm phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
Giấy phép xả thải là một loại hồ sơ môi trường có tính pháp lý ràng buộc, cấp giấy phép xả thải nhà hàng khách sạn là giấy xác nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có vai trò quan trọng, nội dung của giấy phép được trình bày theo từng giai đoạn cụ thể nhằm mục đích bảo vệ môi trường, phân tích và đánh giá tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Riêng đối với giấy phép xả thải nhà hàng, khách sạn được xác định nguồn gốc, thành phần, lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm để từ đó đề xuất phương án, biện pháp và cách ứng phó kịp thời nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm phù hợp.
3. Giấy phép xả thải theo quy định hiện nay
Theo Luật BVMT 2020 hiện nay không còn quy định giấy phép xả thải mà giấy phép xả thải cùng với các loại giấy phép môi trường thành phần trước kia đã được tích hợp vào giấy phép môi trường. Vì vậy, các chủ đầu tư thay vì thực hiện giấy phép xả thải thì sẽ phải lập hồ sơ xin giấy phép môi trường.
Hiện nay GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG tích hợp 7 loại giấy phép trước đây, bao gồm:
- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường;
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp;
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần thì cần kiểm tra lại giấy phép môi trường thành phần còn thời hạn sử dụng hay không để lựa chọn thời điểm lập giấy phép môi trường phù hợp theo đúng quy định pháp luật như sau:
- Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời hạn: Doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2025.
- Đối với giấy phép môi trường không có thời hạn: Doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2027.
Như vậy đối với giấy phép xả thải sắp hết hạn doanh nghiệp cần kiểm tra lại ngày hết hạn và chủ động thực hiện giấy phép môi trường theo đúng quy định để tránh bị xử phạt.
Trên đây là một số thông tin về việc cấp giấy phép xả thả cho nhà hàng. Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, thực hiện giấy phép xả thải (giấy phép môi trường) hãy liên hệ Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!