Hiện nước ta có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất gang thép với quy mô, diện tích, tính chất và hình thức hoạt động vô cùng sôi nổi. Ngành thép có sự tăng trưởng nhưng cũng gây ra không ít ảnh hưởng khiến môi trường dần bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề. Được biết nước thải, khí thải và chất thải phát sinh từ gang thép với nồng độ chất ô nhiễm cao. Vì thế cần lập báo cáo quan trắc môi trường cho cơ sở sản xuất gang thép đối với doanh nghiệp nếu không muốn làm gián đoạn các hoạt động sản xuất.
1. Vì sao phải lập báo cáo quan trắc môi trường cho cơ sở sản xuất gang thép?
Kể từ khi ngành gang thép ra đời đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của con người. Sự xuất hiện ngành gang thép trên tất cả mọi mặt trận từ hệ thống xây dựng cầu đường, nhà cửa và các công trình xây dựng với kết cấu ngày càng vững chắc và cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm vượt trội. Tuy nhiên đây cũng là ngành gây ô nhiễm môi trường.
- Sản xuất gang thép là một hoạt động trải qua nhiều công đoạn với tần suất và thời gian liên tục và thường xuyên. Các công đoạn sản xuất chính gồm nung sấy, thiêu đốt và nấu chảy nguyên liệu nhằm tạo ra gang, đúc phôi và cán. 3 dạng chất thải phát sinh gồm nước thải, khí & bụi thải và chất thải rắn với thành phần ô nhiễm khá cao.
- Ngành này sản sinh ra hàng tấn bụi mỗi năm kèm với các oxit kim loại như FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO cùng các loại khí thải có chứa CO, CO2, SO2, NO2 và một số loại khí độc khác.
- Ngoài ra, nước thải từ quá trình luyện kim cũng đáng quan ngại. Nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên phát thải nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ. Bên cạnh đó nước thải trong quá trình rửa dụng cụ, làm nguội thép và máy móc tại xưởng sản xuất nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường xuất phát chủ yếu là do thiết bị công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải, khí thải sơ sài, thiếu kinh phí cũng như giải pháp công nghệ phù hợp trong việc xử lý các chất thải ô nhiễm. Vì thế mà vai trò lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện và nồng độ chất ô nhiễm tại các cơ sở là hết sức quan trọng.
1.1. Báo cáo quan trắc môi trường là gì?
Báo cáo quan trắc môi trường (hiện nay là báo cáo công tác bảo vệ môi trường) là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp.
*** Lưu ý: Chủ dự án, cơ sở có trách nhiệm thực hiện và lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo tại cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu khi kiểm tra, thanh tra.
1.2. Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường số 2020;
- Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Căn cứ theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
2. Thời điểm lập báo cáo quan trắc môi trường
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 119, Luật BVMT 2020: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ 01 năm 01 lần.
Thời gian gửi báo cáo là trước ngày 15/01 của năm tiếp theo. (Quy định tại Khoản 2, Điều 66, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và Quyết định 3323/QĐ-BTNMT về đính chính Thông tư 02/2022/TT-BTNMT).
3. Quy trình thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho cơ sở sản xuất gang thép
Quy trình thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Tổng hợp khái quát thông tin, nhu cầu của chủ dự án.
- Bước 2: Khảo sát tình hình kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên và thu thập số liệu về hiện trạng môi trường của dự án đang thực hiện.
- Bước 3: Đánh giá và tìm nguyên nhân gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại, độ rung,…
- Bước 4: Quan trắc môi trường xung quanh và đánh giá tác động nguồn gây ô nhiễm đối với khu vực xung quanh như sức khỏe con người, hệ sinh thái.
- Bước 5: Đề xuất phương án giảm thiểu mức độ ô nhiễm bằng phương pháp xử lý chất thải, xử lý nước thải, khí thải,… từ quá trình xây dựng lắp đặt đến quy trình vận hành hệ thống bài bản.
- Bước 6: Lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm đi xét nghiệm.
- Bước 7: Chờ kết quả đo mẫu.
- Bước 8: Chuẩn bị và hoàn thiện quá trình viết báo cáo trường.
- Bước 9: Gởi báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.
- Bước 10: Chờ và nhận báo cáo giám sát môi trường đã được phê duyệt.
4. Cơ quan tiếp nhận và thẩm duyệt hồ sơ
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến cơ quan:
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận Đăng ký môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tại khu vực dự án hoạt động hoặc chi cục bảo vệ môi trường nếu được Sở Tài nguyên và môi trường ủy quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp Huyện.
Vì sao công ty môi trường Hợp Nhất là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường cho cơ sở sản xuất gang thép?
- Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm luôn hỗ trợ tối đa đối với nhu cầu của khách hàng
- Chúng tôi giải quyết mọi khó khăn và thắc mắc của khách hàng dựa trên những quy định pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép báo cáo quan trắc môi trường
- Chúng tôi có dịch vụ tư vấn môi trường hoàn hảo với chi phí lập hồ sơ môi trường cạnh tranh, thấp và thời gian hoàn thiện đúng với thời gian quy định
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường cho cơ sở sản xuất gang thép, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!