Môi trường của con người ngày càng xuống cấp, ô nhiễm và hàng loạt các vấn đề xấu phát sinh hằng ngày. Tất cả đều xuất phát từ những tiêu cực mà con người gây ra vì thế mà lập báo cáo ĐTM (hay còn gọi là báo cáo đánh giá tác động môi trường) chính là sự cần thiết và không thể thiếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện.
Báo cáo ĐTM (báo cáo đánh giá tác động môi trường) là gì?
Báo cáo ĐTM là hoạt động dự báo và phân tích tất cả những tác động xấu sẽ xảy ra đối với môi trường trong suốt quá trình hoạt động sản xuất. Là một loại hồ sơ môi trường chỉ mới xuất hiện nhưng báo cáo đánh giá tác động môi trường được xem là những định hướng môi trường không thể thiếu đối với bất kỳ dự án nào sắp triển khai hoặc đã triển khai trong thời gian dài.
Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được một cách chính xác về tình hình môi trường của doanh nghiệp để từ đó lên kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường phù hợp nhằm tạo ra những tiêu chuẩn môi tường phù hợp với các quy định của pháp luật.
Ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Con người đối xử với môi trường ra sao thì môi trường sẽ phản ánh bằng những biểu hiện cụ thể nhất. Môi trường dần trở thành tiêu chí đánh giá quan trọng nhất, nó phản ánh một cách trần trụi và rõ ràng nhất về cách sống, điều kiện tài nguyên xã hội, nền kinh tế cũng như nhận thức của con người tại từng khu vực, địa điểm cụ thể. Bởi thế mà, báo cáo ĐTM chính là sự phản ánh thực tế mà hoạt động của con người đã và đang tác động lên môi trường.
Đánh giá tác động môi trường không đơn thuần chỉ là một loại hồ sơ môi trường với đầy đủ giấy tờ pháp lý, được ghi chép nội dung đầy đủ có sự đánh giá khái quát, phân tích những tác động xấu liên quan đến môi trường mà quan trọng hơn nó còn là những biện pháp, phương án giải quyết tốt nhằm ngăn chặn kịp thời những tác hại từ ô nhiễm môi trường.
Trong khi thế giới luôn có cái nhìn thiện cảm và tích cực đối với báo cáo ĐTM thì ở Việt Nam thì công việc này dần trở nên lỏng lẻo, thiếu sự liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp với cơ quan chức năng. Họ xem báo cáo đánh giá tác động môi trường như một công cụ hữu ích trong việc triển khai các phương án triển khai các dự án phát triển kinh tế – xã hội toàn diện luôn đi đôi với bảo vệ môi trường thì nước ta thì hoàn toàn đi ngược lại.
Vậy vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Thứ nhất, báo cáo ĐTM là một cuốn tài liệu ghi chép sẵn những trường hợp có thể xảy ra. Nhờ vậy, căn cứ vào những thông tin đó, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân hay tổ chức có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình khắc phục những tác hại mà mình gây ra đối với môi trường.
Thứ 2, báo cáo đánh giá tác động môi trường là sợi dây liên kết góp phần tạo nên mối quan hệ ràng buộc mang tính chất hữu nghị và chặt chẽ giữa cơ quan chức năng có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang có hoạt động sản xuất.
Thứ 3, báo cáo ĐTM là tiền đề quan trọng có ý nghĩa lớn trong các hoạt động quy hoạch đất đai ngày càng tốt hơn và phù hợp hơn với tình hình thực tế môi trường tại từng dự án cụ thể.
Thứ 4, lập báo cáo ĐTM giúp tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng trong xả thải. Cũng như xây dựng được quy trình bảo vệ môi trường tổng quan cụ thể và quan trọng nhất.
Một số trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM
Căn cứ Điều 20 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì chủ dự án phải tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc các trường hợp dưới đây:
- Không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt ĐTM
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
- Dự án tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đế môi trường so với phương án trong ĐTM đã được phê duyệt
Căn cứ Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thì dự án đã được phê duyệt ĐTM nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh những thay đổi dưới đây nên phải lập lại ĐTM:
- Có những thay đổi quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường
- Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục của Phụ lục II thuộc Nghị định này
- Có những thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết các vấn đề môi trường gia tăng
- Theo đề nghị của chủ dự án
Trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1.
Quy trình lập ĐTM, phê duyệt lại được quy định tại Điều 12, 13 và 14 của NĐ này.
Dịch vụ môi trường Hợp Nhất
Như vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện báo cáo ĐTM đối với lĩnh vực mà mình kinh doanh. Vậy chủ doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị tư vấn môi trường nào phù hợp? Khi doanh nghiệp của bạn không có đủ nhân lực, máy móc – thiết bị hỗ trợ thì hãy để công ty môi trường Hợp Nhất thực hiện điều ấy.
Nếu Quý khách có nhu cầu về dịch vụ của chúng tôi liên hệ hotline 0938 857 768 để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!