Các cơ sở, nhà xưởng thuê đất tại các kcn, khu chế xuất hoặc khu công nghệ phải phù hợp với nhu cầu thuê đất, diện tích đất để vận hành nhà xưởng. Các nhà máy sản xuất đầu tư trong và ngoài nước bắt buộc phải có các điều kiện, giấy tờ pháp lý quan trọng trước khi triển khai xây dựng dự án.Vậy các thủ tục xây dựng nhà xưởng gồm có các giấy tờ gì?
1. Đánh giá tác động môi trường cho nhà xưởng
Một số lĩnh vực quan trọng như chế biến thực phẩm, y tế, sản xuất lắp ráp ô tô,… tác động tiêu cực đến môi trường. Khi quyết định xây dựng nhà xưởng, chủ dự án cần thực hiện một số thủ tục hành chính như lập hồ sơ ĐTM. Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT giúp xác định chính xác đối tượng lập báo cáo ĐTM.
Tùy thuộc vào công suất, quy mô hoạt động mà chủ dự án thực hiện các vấn đề liên quan đến hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Các đơn vị tư vấn sẽ giúp chủ dự án xây dựng phương án hoạt động theo hướng tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến các thành phần môi trường.
Việc xác định chính xác nguồn thải sẽ làm căn cứ quan trọng để đề xuất biện pháp xử lý hiệu quả nguồn thải, lựa chọn công nghệ, phương pháp xử lý chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH) tối ưu nhất.
2. Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà xưởng
Những dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài bắt buộc phải đăng ký giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản điện tử thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến chủ đầu tư. Những nhà xưởng nào phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư? Căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư thì:
- Những dự án có nhà đầu tư nước ngoài.
- Những dự án thuộc các tổ chức kinh tế như tổ chức có góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn của tổ chức khác, dự án đầu tư có tổ chức kinh tế đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.
Các thủ tục cần có để cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Văn bản đề nghị của chủ đầu tư.
- Bản sao về giấy chứng minh, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu; giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (bản sao).
- Bản sao của tài liệu như báo cáo tài chính, cam kết hỗ trợ tài chính, bảo lãnh năng lực, tài liệu thuyết minh.
- Các thông tin về nhu cầu sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải trình về công nghệ (tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình, thông số kỹ thuật, tình trạng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ).
- Phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cùng với các giải pháp BVMT đi kèm.
3. Giấy phép xây dựng nhà xưởng
Đây là thủ tục bắt buộc mà chủ đầu tư phải có trước khi triển khai các hoạt động nhằm xác định các giải pháp để cơ quan quản lý dễ dàng xây dựng, quy hoạch, giám sát và phát triển cơ sở hạ tầng đúng kỹ thuật.
Thủ tục khi xin giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn xin cấp phép xây dựng.
- Bản sao công chứng những giấy tờ đi kèm như đất đai, hồ sơ đo đạc, hồ sơ kỹ thuật về thửa đất do cơ quan chuyên ngành địa phương cấp.
- Bản vẽ thiết kế.
Chủ nhà xưởng nộp hồ sơ đến phòng quản lý đô thị hoặc cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM. Các bản vẽ thiết kế nhà xưởng phải do đơn vị tư vấn thiết kế đề xuất, có đủ khả năng thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
Hiện nay nhiều nhà xưởng khi đi vào hoạt động vẫn chưa thực hiện đầy đủ 3 loại giấy phép trên, vì lý do này bạn nên tiến hành thủ tục hồ sơ đăng ký trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền.
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất chuyên dịch vụ tư vấn, lập các loại hồ sơ môi trường như giấy phép môi trường, báo cáo ĐTM,… cho dự án nhà xưởng trọn gói, giá tốt. Nếu quý Doanh nghiệp cần tư vấn các thủ tục này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!