Thủ tục làm giấy phép môi trường

Năm 2020 ghi nhận nhiều sự thay đổi, trong đó có việc thông qua dự thảo luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới nhất có liên quan đến nhiều thủ tục hành chính quan trọng. Đặc biệt, dự thảo có nhấn mạnh đến việc thay đổi một số hoạt động thực hiện giấy phép môi trường cùng nhiều thủ tục hành chính khác.

Thủ tục làm giấy phép môi trường
(Hình: Thủ tục làm hồ sơ môi trường)

Khái niệm mới về giấy phép môi trường

Hồ sơ ĐTM là loại hồ sơ môi trường quan trọng liên quan đến việc dự báo và kiểm soát những tác động đến môi trường từ dự án. Đây là hoạt động mà bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ sở hoặc doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện để cung cấp nội dung cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý môi trường. Thế nhưng, các chuyên gia chỉ dừng lại công cụ dự báo đánh giá tác động môi trường nhưng vì có liên quan đến nhiều quy định nên việc thực hiện ĐTM còn gặp nhiều bất cập, tính khả thi chưa cao.

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, có nhiều dự án phải thực hiện ĐTM nhưng mức độ tác động khác nhau. Đối với các dự án có tác động nhỏ như giáo dục, văn hóa, thể thao, dự án cải tạo khu di tích lịch sử, công trình xây dựng, khu bảo tồn lại gây tốn kém hoặc làm chậm quá trình triển khai dự án. Trong quy trình vận hành, các vấn đề môi trường của dự án có thể thay đổi so với nội dung đã dự báo, đề xuất trong báo cáo ĐTM nên bắt buộc doanh nghiệp phải nâng cấp công trình bảo vệ môi trường. Nhưng việc thay đổi này lại không đúng theo quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt khi thanh tra môi trường đến kiểm tra thực tế.

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình dự án phải làm ĐTM với hơn 113 loại hình. Trong khi đó nhiều nước trên thế giới rất ít dự án phải thực hiện ĐTM như ở Hà Lan chỉ có 4 loại hình gồm nhiệt điện than, xi măng, sắt thép và hóa chất. Giấy phép môi trường là khái niệm mới, trở thành công cụ để quản lý các cơ sở hoạt động chứ không phải phụ thuộc vào ĐTM. Thông thường, GPMT bao gồm các nội dung chính như xả thải bao nhiêu, ở đâu, khi nào, nồng độ, hàm lượng ra sao,…

Có 4 nhóm dự án phải thực hiện giấy phép môi trường hoặc ĐTM tùy trường hợp cụ thể.

  • Nhóm 1 gồm dự án chỉ thực hiện ĐTM trong giai đoạn triển khai dự án mà không cần giấy phép môi trường như dự án chiếm diện tích lớn, dự án nhạy cảm về mặt sinh học nhưng không phát sinh chất thải,…
  • Nhóm 2 gồm dự án vừa thực hiện ĐTM vừa phải có GPMT trước khi vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải như dự án có quy mô lớn, dự án có phát sinh chất thải,…
  • Nhóm 3 gồm dự án đầu tư không cần thực hiện ĐTM nhưng phải có GPMT trong giai đoạn triển khai dự án.
  • Nhóm 4 gồm các dự án không ảnh hưởng đến môi trường nên không cần thực hiện các thủ tục môi trường.

Tích hợp thủ tục môi trường thành một loại giấy phép duy nhất

Những khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường như doanh nghiệp cùng lúc thực hiện nhiều hồ sơ như báo cáo vận hành thử nghiệm, ĐTM, giấy phép xả thải, giấy phép xả khí thải. Hoặc có những nội dung giống nhau như chương trình quan trắc, chất lượng nước sau quan trắc thì quyết định phê duyệt ĐTM, giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hay giấy phép xả thải lại có những quy định khác nhau. Tương tự, chất lượng nước ở ĐTM cho phép nước đạt loại B nhưng giấy phép xả thải lại yêu cầu đạt loại A. Ngoài ra, trong quy định của ĐTM không cần xây dựng hồ ứng phó sự cố nhưng giấy phép xả thải lại bắt buộc dự án phải xây dựng hồ ứng phó sự cố.

Công ty xử lý môi trường
(Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất)

Do đó, trong Dự thảo luật mới nhất sẽ tích hợp những loại giấy phép này thành một loại giấy phép môi trường duy nhất. Theo đó, tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải bắt buộc phải có giấy phép môi trường trừ một số trường hợp về cơ quan, trường học, sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, ít hoặc không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nhờ tích hợp các loại giấy phép môi trường và phân loại 4 nhóm dự án đã cải thiện và thay đổi mạnh mẽ những thủ tục hành chính rườm rà, giảm chi phí cho doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro môi trường.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!