HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải có vài trò gì?

Đăng ký sổ chủ nguồn thải là một trong các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp phải có. Khác với báo cáo quan trắc, sổ chủ nguồn thải đơn giản và thời gian cấp ngắn hơn. Tuy nhiên quy trình đăng ký phải tuân thủ các quy định của nhà nước hiện hành.

Và sổ chủ được cấp phải phù hợp về đối tượng, thời gian, cơ quan tiếp nhận được quy định chi tiết trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải, hôm nay Hợp Nhất sẽ chia sẻ một vài thông tin cơ bản liên quan đến cách đăng ký, thủ tục cùng những quy định về sổ chủ cần nắm rõ.

Cách quản lý chất thải nguy hại

  • CTNH phải được phân theo mã, danh mục và ngưỡng nhất định.
  • Chất thải lưu trữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp phải có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng hoặc xử lý cho cùng một phương pháp.
  • Trong HTXLNT thì nước thải nguy hại sẽ quản lý theo đúng quy định.
  • Từ thời điểm bắt đầu lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý phải được phân loại từ đầu.

Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải có vài trò gì?

Quy định đăng ký sổ chủ nguồn thải của doanh nghiệp?

  • Chủ dự án phải tiến hành chuẩn bị thủ tục, hồ sơ liên quan đến CTNH trình nộp lên Sở TNMT.
  • Chủ dự án phải cập nhật báo cáo quản lý CTNH định kỳ nộp lên cơ quan quản lý.
  • Trường hợp nguồn thải có giới hạn về số lượng, loại hình và thời gian thì không phải đăng ký sổ chủ nguồn thải.
  • Cách đăng ký nhanh nhất thông qua hệ thống thông tin bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin.
  • Thủ tục đăng ký chỉ thực hiện 1 lần khi dự án bắt đầu phát sinh CTNH.
  • Chỉ đăng ký lại sổ chủ khi dự án thay đổi tên chủ nguồn thải, địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh CTNH, thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.

Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải

  • Chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, dữ liệu liên quan gửi đến Sở TNMH nơi cơ sở phát sinh CTNH.
  • Cơ quan tiếp nhận và Sở TNMT sẽ xem xét tính hợp lệ và thông báo đến chủ nguồn thải bổ sung, sửa đổi nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Thời gian tiếp nhận và xem xét mất khoảng 5 ngày làm việc, kể từ điểm nhận đủ hồ sơ.
  • Sau khi chủ nguồn thải cung cấp đầy đủ thông tin thì Sở TNMT sẽ xem xét và cấp sổ chủ nguồn thải CTNH trong thời gian 15 ngày làm việc.
  • Riêng trường hợp chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong cơ sở phát sinh chất thải thì thời hạn xem xét và cấp sổ chủ mất 30 ngày làm việc. Thời gian này bao gồm việc kiểm tra cơ sở, không tính vào thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Vai trò, chức năng của sổ chủ nguồn thải

Việc lập sổ chủ nguồn thải thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường xung quanh. Đồng thời, sổ chủ còn giúp cơ quan nhà nước nắm bắt tình hình hoạt động, quy trình xử lý CTNH của doanh nghiệp có đảm bảo các quy định của môi trường không.                         

Bên cạnh đó, theo Nghị định 155/2015/NĐ-CP thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không đăng ký sổ chủ nguồn thải, hoặc không đăng ký cấp lại sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng.

Nếu như doanh nghiệp của bạn thuộc một trong những đối tượng phải lập sổ chủ nguồn thải cần tiến hành thực hiện theo đúng quy định. Và nếu như bạn không biết cách xác định đối tượng, quy trình thực hiện thì hãy liên hệ với Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn tận tình việc thực hiện hồ sơ nhanh chóng, đơn giản với chi phí hợp lý nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!