Thủ tục xin giấy phép môi trường và trình tự các bước thực hiện được tiến hành như thế nào là thắc mắc của không ít doanh nghiệp sắp vận hành, có hoạt động xả thải ra môi trường. Để hiểu rõ hơn, mời quý doanh nghiệp cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường gồm những gì?
Theo điều 43 Luật BVMT ban hành năm 2020, hồ sơ xin GPMT gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp GPMT;
- Các giấy tờ kê khai hiện trạng môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
- Tài liệu pháp lý kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh.
2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép môi trường
Các cá nhân, tổ chức yêu cầu cấp giấy phép môi trường gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện; hoặc gửi bảng điện tử qua hệ thống dịch vụ trực tuyến.
Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ tiếp nhận?
– Bộ tài nguyên và môi trường (BTNMT): Đối với các dự án được BTNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp GPMT đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật Nhà nước về an ninh, quốc phòng.
– UBND cấp tỉnh: Đối với các dự án đầu tư nhóm II; dự án đầu tư nhóm III có vị trí địa lý thuộc 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
– Dự án đầu tư hoạt động trước ngày 01/01/2022 được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– UBND cấp huyện: Đối với các dự án đầu tư nhóm III.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xét kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ được nộp nếu đã hợp lệ theo quy định sẽ được cơ quan tiếp nhận thẩm định, một số trường hợp có thể lập hội đồng thẩm định, kiểm tra thực tế hiện trường.
Nếu đủ điều kiện cấp phép thì cơ quan tiếp nhận sẽ trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Nếu không đủ điều kiện cấp phép thì hồ sơ sẽ được trả lại kèm thông báo lý do về những nội dung chưa đạt yêu cầu và không được cấp phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Bước 4: Trả kết quả
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo cho các đối tượng đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
3. Dịch vụ làm GPMT trọn gói, nhanh chóng
Nếu quý doanh nghiệp đang tìm đơn vị chuyên tư vấn về thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy phép Môi Trường thì có thể liên hệ với Hợp Nhất – công ty môi trường với hơn 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp lý, thủ tục hồ sơ môi trường. Quý khách sẽ cảm thấy yên tâm khi chọn Hợp Nhất bởi các yếu tố sau đây:
- Thủ tục được xử lý nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
- Tư vấn chi tiết, tận tình luật môi trường; cấp phép khai thác mặt nước, nước ngầm.
- Đội ngũ thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp giàu kinh nghiệm bám sát, theo dõi, hỗ trợ quý doanh nghiệp suốt quá trình vận hành.
Mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp sẽ được tư vấn cụ thể qua Hotline: 0938.857.768
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!