HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất chuyên lập nhiều loại HSMT quan trọng nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy loại hồ sơ này diễn ra theo những bước quan trọng như thế nào? Hôm nay, Hợp Nhất xin đưa ra 4 lưu ý trước khi lập kế hoạch BVMT qua bài viết dưới đây!

Xác định đối tượng phải lập kế hoạch BVMT

Có không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa đối tượng phải lập báo cáo ĐTM và kế hoạch BVMT. Vậy làm thế nào để xác định đối tượng lập kế hoạch? Căn cứ theo quy định pháp lý nào?

Là hồ sơ quan trọng của doanh nghiệp trước giai đoạn chuẩn bị xây dựng dự án. Việc xác định đối tượng phải căn cứ vào Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho tất cả lĩnh vực, ngành nghề sản xuất có quy mô vừa và lớn.

Hầu hết những dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng với quy mô, nâng công suất đang hoạt động hoặc phần đầu tư mới thuộc cột 5 Phụ lục II của Nghị định 40.

Xác định các yếu tố tác động từ dự án

Nhờ giai đoạn khảo sát thực tiễn mà việc xác định các nguồn tác động đến môi trường dễ dàng hơn. Đối với những dự án đặt tại vị trí thuận lợi thì các vấn đề môi trường ít xả ra. Còn với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhưng quá trình khảo sát còn chưa đảm bảo thì không thể xác định đầy đủ các nguồn tác động chính.

Những yếu tố tác động bao gồm những gì? Như chúng ta đã biết, bất kỳ dự án nào cũng có thể phát sinh nước thải, khí thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc xác định nguồn thải rất quan trọng vì tùy theo lưu lượng, nồng độ ô nhiễm ước tính được mà tiến hành thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, khí thải, CTR, CTNH.

Bất kỳ đơn vị nào khi đăng ký lập kế hoạch bảo vệ môi trường không thể thiếu bước đề xuất biện pháp, phương án xử lý các vấn đề chất thải gây ô nhiễm. Mỗi biện pháp, yêu cầu phải đơn giản, dễ thực hiện và xử lý có hiệu quả các tác nhân tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường xung quanh.

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Khảo sát tình hình thực tế của dự án trước và sau khi lập kế hoạch BVMT

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, liệu để lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường có cần phải khảo sát thực tế dự án hay không? Quá trình khảo sát rất quan trọng. Vì đây là giai đoạn đánh giá, thu thập thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người, vị trí địa lý dự án.

Vì thực hiện trong quá trình triển khai dự án, kế hoạch BVMT được khảo sát một cách chi tiết, kỹ lưỡng và tổng hợp tất cả thông tin cho giai đoạn viết nội dung sau này. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thì đòi hỏi việc khảo sát được xây dựng theo kế hoạch đầy đủ và chuẩn xác nhất.

Viết nội dung và trình nộp lên cơ quan xác nhận

Bước tiếp theo trong các bước lập kế hoạch là viết nội dung và trình nộp lên cơ quan xác nhận chuyên môn. Vậy nội dung kế hoạch BVMT bao gồm những gì?

Theo quy định thì bản kế hoạch BVMT đầy đủ bao gồm những nội dung dưới đây:

  • Địa điểm thực hiện.
  • Loại hình công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Nguyên, nhiên liệu sử dụng.
  • Xác định và dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động đến môi trường.
  • Đề xuất biện pháp xử lý chất thải để giảm thiểu tác động xấu.
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT.

Vậy những cơ quan nào có trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án? Theo Quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì UBND cấp tỉnh/huyện, Sở TNMT và Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu kinh tế.

Trên đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp cần tư vấn lập kế hoạch BVMT hoàn chỉnh. Ngoài kế hoạch BVMT, chúng tôi còn thực hiện nhiều loại hồ sơ quan trọng khác như báo cáo ĐTM, xin giấy phép xả thải, sổ chủ CTNH, giấy phép khai thác nước mặt/ngầm,… Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết, Qúy KH vui lòng liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!