Báo cáo quan trắc môi trường (báo cáo công tác bảo vệ môi trường) là báo cáo định kỳ nhằm đánh giá, theo dõi và quản lý chất lượng môi trường mà doanh nghiệp báo cáo lên cơ quan chức năng. Hiện nay theo quy định, nhiều doanh nghiệp có phát sinh chất thải phải thực hiện báo cáo này. Vậy còn đối với cây xăng thì sao? Cây xăng có phải thực hiện báo cáo này không? Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về việc lập báo cáo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho cây xăng.
1. Vì sao phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho cây xăng?
Hoạt động kinh doanh của cây xăng có phát sinh nhiều nguồn thải chứa nhiều chất ô nhiễm vượt quá chỉ tiêu cho phép. Một số chất thải điển hình như:
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen, toluen, axetylen, khí CO, SO2, NOx, THC.
- Nước thải rửa xe, nước thải vệ sinh của công nhân viên.
- Có khá nhiều chất thải nguy hại phát sinh từ thùng chứa xăng, dầu nhớt, dung môi hữu cơ.
- Rác thải sinh hoạt của nhân viên.
- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện vận tải gây ra.
Vì vậy, việc lập báo cáo quan trắc môi trường (hiện nay là báo cáo công tác bảo vệ môi trường) là điều tất yếu, việc này giúp doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định của pháp luật (Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải, chất thải, khí thải).
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Phát hiện sớm các dấu hiệu ô nhiễm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường: Đánh giá xem các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải có hoạt động đúng công suất và hiệu quả không.
- Hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững.
Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 119, Luật Bảo vệ môi trường 2020, báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ 01 năm 01 lần.
Theo Quyết Định số 3323/QĐ-BTNMT về việc đính chính lỗi kỹ thuật tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT: Hoàn thành và nộp báo cáo về cơ quan quản lý môi trường trước ngày 15/01 của năm tiếp theo.
Quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường cho cây xăng
Đối với báo cáo quan trắc môi trường của cây xăng, doanh nghiệp có thể tư hiểu thông tin và thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn chuyên môn để thực hiện. Dưới đây là quy trình thực hiện:
- Bước 1: Tổng hợp khái quát thông tin, nhu cầu của chủ dự án.
- Bước 2: Khảo sát tình hình kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên và thu thập số liệu về hiện trạng môi trường của dự án đang thực hiện.
- Bước 3: Đánh giá và tìm nguyên nhân gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại, độ rung,…
- Bước 4: Quan trắc môi trường xung quanh và đánh giá tác động nguồn gây ô nhiễm đối với khu vực xung quanh như sức khỏe con người, hệ sinh thái.
- Bước 5: Đề xuất phương án giảm thiểu mức độ ô nhiễm bằng phương pháp xử lý chất thải, xử lý nước thải, khí thải,… từ quá trình xây dựng lắp đặt đến quy trình vận hành hệ thống cơ bản.
- Bước 6: Tiến hành xác nhận và lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm đi xét nghiệm.
- Bước 7: Chờ kết quả đo mẫu.
- Bước 8: Chuẩn bị và hoàn thiện quá trình viết báo cáo quan trắc môi trường.
- Bước 9: Tiếp tục gởi báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.
- Bước 10: Chờ và nhận báo cáo quan trắc môi trường đã được phê duyệt.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi lập báo cáo quan trắc môi trường
Để thực hiện báo cáo quan trắc môi trường, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hóa đơn tiền điện nước 6 tháng;
- Sổ đăng ký nguồn CTNH;
- Sơ đồ bản vẽ mặt bằng;
- Bản vẽ thoát nước mưa;
- Giấy phép xả thải;
- Giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt;
- Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại hoặc rác thải sinh hoạt;
- Biên bản PCCC.
Trên đây là một số thông tin về việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho cây xăng. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện hồ sơ môi trường này hoặc các loại hồ sơ môi trường khác cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!