HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Khi lập HSMT doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu nào?

Hồ sơ môi trường (HSMT) doanh nghiệp có vai trò gì trong quản lý và BVMT? Hiện nay có những loại HSMT doanh nghiệp cần thiết nào? Thời gian, tần suất, cơ quan thẩm quyền các loại HSMT này ra sao?

Hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp
Hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp

1. Những yêu cầu của HSMT doanh nghiệp

1.1. Loại hồ sơ và đối tượng thực hiện

Hiện nay, tùy vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh và quy mô, tính chất của doanh nghiệp mà các chủ đầu tư sẽ thực hiện loại hồ sơ môi trường tương ứng như:

  • Đăng ký môi trường;
  • Giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Cụ thể: 

+ Đăng ký môi trường

Theo Điều 49, Luật BVMT 2020, đối tượng thực hiện Đăng ký môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Xem thêm: Đăng ký môi trường

+ Giấy phép môi trường

Theo Điều 39, Luật BVMT 2020, Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường
Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Khoản 1, Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là:

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

Xem thêm: Giấy phép môi trường

+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Tần suất của từng loại cũng khác nhau. Để tránh những rắc rối và gây trở ngại trong quá trình hoạt động của dự án như sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số mốc thời gian, thời điểm nhất định để thực hiện các loại hồ sơ tương ứng. Loại hồ sơ thực hiện nhiều nhất là báo cáo quan trắc.

Theo quy định mới thì định kỳ 1 năm/lần doanh nghiệp phải tiến hành quan trắc môi trường định kỳ hoặc lập báo cáo quan trắc lao động.

Xem thêm: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

+ Đăng ký môi trường

  • UBND cấp xã

+ Giấy phép môi trường

  • UBND cấp Huyện
  • UBND cấp Tỉnh
  • Bộ TNMT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • UBND cấp Tỉnh
  • Bộ TNMT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Nộp báo cáo lên cơ quan đã phê duyệt hồ sơ môi trường trước đó. Ví dụ, trước đây chủ đầu tư dự án làm hồ sơ đăng ký môi trường thì sẽ nộp báo cáo lên UBND cấp Xã, còn nếu thực hiện GPMT cấp Tỉnh thì nộp báo cáo lên UBND của tỉnh đó. Tuy nhiên mỗi địa phương sẽ có các quy định khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu dự án trong nằm trong khu công nghiệp thì sẽ nộp hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho Ban quản lý Khu công nghiệp, UBND cấp xã, UBND cấp Quận, Huyện.
  • Ngoài KCN thì sẽ nộp báo cáo lên UBND cấp Xã và cấp Huyện và cơ quan cấp hồ sơ môi trường trước đó.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Hồ sơ môi trường khá rắc rối và “rườm rà” vì liên quan đến nhiều thủ tục, quy định và trải qua nhiều bước khác nhau. Cho nên, lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian thực hiện trong thời gian ngắn.

2. Ưu tiên những loại HSMT doanh nghiệp nào?

Tầm quan trọng của mỗi loại HSMT là khác khác nhau. Trong đó, Đăng ký môi trường và Giấy phép môi trường là 2 trong số nhiều hồ sơ bắt buộc phải được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước. Đây là điều kiện để các dự án đi vào vận hành chính thức.

Hơn 90% doanh nghiệp đều bắt buộc phải lập hồ sơ Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường. Đây là thủ tục pháp lý mà Nhà nước quy định. Nếu bất kỳ đơn vị nào khi sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn chưa thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nghiêm trọng hơn, nếu những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nếu không lập HSMT đầy đủ sẽ tác động xấu đến chất lượng môi trường xung quanh.

Tuy nhiên cũng không thể đánh giá thấp vai trò, giá trị của những loại giấy phép, báo cáo còn lại. Chức năng quản lý các vấn đề môi trường của từng lại là rất lớn. Vì thế để hoàn thành trách nhiệm BVMT, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có HSMT cần thiết.

Trên đây là một số loại hồ sơ môi trường hiện nay, doanh nghiệp cần lưu ý thời gian thực hiện để tránh bị xử phạt.

Để hiểu rõ hơn, hoặc cần tìm hiểu thêm các dịch vụ môi trường khác, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn chính xác, đầy đủ thông tin hơn nhé!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!