Các dự án dệt không nhuộm thường có quy mô hoạt động lớn nên việc sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu rất lớn. Do đó ngành này là một trong những nguồn phát sinh chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH) cao tác động không nhỏ đến môi trường và cộng đồng dân cư. Vậy các dự án dệt không nhuộm cần lập những hồ sơ môi trường nào?
1. Căn cứ xác định hồ sơ môi trường của dự án dệt không nhuộm
Theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đạon nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Còn đối với trường hợp dự án dệt nhưng không nhuộm thì chúng ta xét theo tiêu chí phân loại dự án đầu tư (Căn cứ vào Khoản 4, Điều 8, Luật Đầu tư công 2019). Theo đó, dự án dệt may thuộc lĩnh vực công nghiệp và phân loại dự án đầu tư nhóm A, B, C như sau:
- Nhóm A: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
- Nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
- Nhóm C: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo các Phụ lục III, IV, V của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án dệt không nhuộm sẽ thuộc các nhóm I, II, II tùy vào quy mô, công suất. Cụ thể như sau:
- Theo mục 5, Phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án nhóm A có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường được phân loại vào nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (theo quy định tại Khoản 3, Điều 28, Luật BVMT 2020).
- Theo quy định tại mục 2, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm A, nhóm B có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được phân loại vào nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật BVMT 2020.
- Theo quy định tại mục 2, phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm C theo Luật đầu tư công, không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, khí thải phải được xử lý thì được phân loại vào nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 điều 28 Luật BVMT 2020.
2. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật BVMT 2020 theo quy định tại Khoản 1, Điều 30, Luật BVMT 2020 bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Theo đó các nhà máy dệt may tuy không có công đoạn nhuộm nhưng trong quá trình hoạt động có thể làm phát sinh khí thải, nước thải thì tùy vào quy mô mà sẽ thuộc dự án nhóm I hoặc nhóm II và thuộc đối tượng lập ĐTM cấp Tỉnh hoặc cấp Bộ.
Chủ dự án phải thẩm định, phê duyệt và xác nhận thì dự án mới đủ điều kiện để xem xét đến các bước tiếp theo. Theo quy định thì dự án không được triển khai xây dựng và hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Trường hợp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có HSMT ban đầu thì chủ dự án sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với những dự án có quy mô lớn thì việc lập báo cáo ĐTM làm tiền đề để hoàn thiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ cho giai đoạn vận hành thử nghiệm và lập báo cáo ĐTM hoàn thành trước khi đưa dự án đi vào hoạt động chính thức. Đối với những dự án gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại.
3. Lập hồ sơ Giấy phép môi trường
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 39, Luật BVMT 2020, các dự án đầu tư nhóm I, II, II có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Theo đó, các dự án dệt không nhuộm tùy thuộc và dư án nhóm I, II, III sẽ có cơ quan thẩm quyền cấp phép khác nhau.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp phép đối với các trường hợp sau:
- Dự án thuộc nhóm I
- Dự án nằm trên 2 địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp Tỉnh trở lên
UBND cấp Tỉnh cấp phép đối với các trường hợp sau:
- Dự án nhóm II
- Dự án nằm trên 02 địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp Huyện trở lên
UBND cấp Huyện cấp phép đối với dự án nhóm III
4. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường là chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải, chất thải, khí thải.
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 119, Luật BVMT 2020, báo cáo CTBVMT được thực hiện định kỳ 01 năm 01 lần.
- Đối với CTR sinh hoạt phải phân loại ngay tại nguồn, lưu giữ đảm bảo cho việc thu gom thuận lợi, vận chuyển, xử lý đúng cách.
- Đối với CTR công nghiệp được phân loại, thu gom, lưu giữ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình xử lý. Đề xuất phương án xử lý CTR để tăng khả năng tái chế, tái sử dụng, định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý CTR công trường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ của doanh nghiệp.
- Những dự án dệt không nhuộm có phát sinh chất thải phải quan trắc môi trường định kỳ theo tần suất tối thiểu 3 tháng/lần và 6 tháng/lần. Đồng thời với những nguồn thải lớn phải có trạm quan trắc tự động, liên tục.
- Các cơ sở phát sinh nguồn khí thải lớn ngoài việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật thì cần lắp đặt trạm quan trắc khí thải tự động liên tục được kiểm định, hiệu chuẩn, kết nối và truyền dữ liệu về Sở TNMT quản lý. Một số thông số khí thải cần quan trắc như lưu lượng, bụi, nhiệt độ, SO2, NOx,…
Trên đây là một số thông tin về việc lập hồ sơ môi trường dự án dệt không nhuộm, nếu như bạn cần tư vấn thêm các giải pháp môi trường hoặc cần hỗ trợ lập các loại HSMT cần thiết khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn miễn phí!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!