Hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì cần có những loại hồ sơ môi trường nào để đủ điều kiện hoạt động? Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại hồ sơ môi trường cần thiết đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. 

Hồ sơ môi trường của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cần có hồ sơ môi trường nào?

Hiện nay, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế với điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. Điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến thành lập nhà máy sản xuất. Việc các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam cũng bắt buộc phải lập các loại hồ sơ môi trường cần thiết và xin chủ trương đầu tư theo từng đối tượng. Dưới đây là một số loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần thực hiện.

Giấy chứng nhận đầu tư

Việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư rất quan trọng đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này được nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau thực hiện như Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh.

Để quá trình thực hiện thuận lợi và đầy đủ, chủ dự án phải chuẩn bị các loại hồ sơ quan trọng dưới đây:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án với bản sao giấy CMND, thẻ căn cước, hộ khẩu, hộ chiếu,…
  • Việc đầu tư phải thể hiện các nội dung như tên nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn và phương án huy động vốn. Ngoài ra còn có địa điểm, thời gian, tiến độ, nhu cầu sử dụng lao động, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội.
  • Bản sao báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết tài chính từ công ty mẹ, bảo lãnh năng lực tài chính,…
  • Nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với bản sao thỏa thuận.
  • Tổng quan công nghệ về tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình, thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng và dây chuyền công nghệ.
  • Phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cùng với các giải pháp BVMT tối ưu.

Giấy chứng nhận đầu tư

Lập báo cáo ĐTM cho dự án

Bên cạnh việc các doanh nghiệp đầu tư gặp phải một số hạn chế liên quan đến đăng ký loại hình sản xuất, ngành nghề thì khi xây dựng nhà máy tại Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ gặp phải những hạn chế về tiếp cận thị trường, đặc biệt là tác động tiêu cực đến môi trường. Không khác gì các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài nếu thuộc Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM.

Thủ tục hồ sơ ĐTM sẽ bao gồm:

  • Hồ sơ đề nghị thẩm định.
  • 1 văn bản đề nghị thẩm định theo mẫu quy định.
  • 7 bản báo cáo ĐTM.
  • 1 bản báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/dự án đầu tư.
  • 1 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đtm nêu rõ nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung (trừ trường hợp không được chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo).

Cần lưu ý, với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng lập đtm thì phải chuẩn bị thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường đến Sở TNMT. Hồ sơ xác nhận sẽ bao gồm:

  • 3 bản kế hoạch BVMT với đầy đủ nội dung theo mẫu.
  • 1 báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án.

Lập hồ sơ Giấy phép môi trường

Đối với các có vốn đầu tư nước ngoài và thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường thì buộc phải thực hiện theo đúng quy định. Theo Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Giấy phép môi trường của dự án

Lập hồ sơ Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm hệ thống

Theo Điều 46, Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường

1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:

a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;

b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;

c) Công trình bảo vệ môi trường khác.

2. Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường là: Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải.

Các cơ quan tiếp nhận báo cáo (Theo điểm a, điểm b và điểm c, Khoản 5, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT):

  • Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  • Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường: Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường: Nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp: Đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Hồ sơ xin khai thác nước mặt

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì việc khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng 35.000 m3/ngày đêm thuộc trường hợp phải có giấy phép, đồng thời phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).

Hồ sơn xin khai thác nước ngầm

Điều 17, Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp công trình khái thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:

…..

c) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;

…..

Trong đó, điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Nghị định này có nội dung như sau:

Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10m3/ngày.đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 44 của Luật Tài nguyên nước. 

Như vậy nếu khai thác vượt quá 10m3/ngày.đêm thì phải xin giấy phép khai thác nước ngầm. 

Trên đây là một số thông tin về các loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam cần thực hiện. Nếu nội dung bài viết vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của Quý Doanh nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp công ty chuyên tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhanh chóng.

Nút gọi hotline

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!