HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Cách xác định hồ sơ môi trường cần thực hiện

Trong bài các loại hồ sơ môi trường, công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất hầu như đã tư vấn cho Quý Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhiều hồ sơ quan trọng. Có loại hồ sơ phải thực hiện trước khi xây dựng dự án, có hồ sơ thực hiện sau khi dự án hoàn thiện và có hồ sơ đi vào sản xuất,… Vì những vấn đề phức tạp này, hôm nay Công ty môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ đến KH cách làm hồ sơ môi trường về 2 hồ sơ môi trường được thực hiện trước khi thực hiện dự án gồm ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Xác định sự giống nhau giữa ĐTM và kế hoạch BVMT

Cả 2 loại hồ sơ này đều được triển khai thực hiện trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức. Chủ dự án phải thực hiện đồng loạt hồ sơ ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường đến cơ quan chức năng phê duyệt để không gặp bất kỳ trở ngại nào. Tùy theo tính chất, quy mô hoạt động của dự án mà doanh nghiệp căn cứ vào Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP để xác định chính xác loại hồ sơ cần thiết.

Tuy nhiên điều kiện thực hiện ĐTM có phần khác hơn. Nó áp dụng với dự án chưa tiến hành thi công xây dựng hoặc dự án có kế hoạch mở rộng quy mô, tăng năng suất, thay đổi kỹ thuật và quy trình sản xuất.

Cách xác định hồ sơ môi trường cần thực hiện
(Hình: Cách xác định hồ sơ môi trường cần thực hiện)

Mục đích thực hiện giữa ĐTM và kế hoạch BVMT

Theo quy định mới nhất của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì “mỗi dự án chỉ lập 1 ĐTM duy nhất” và điều này cũng áp dụng với hồ sơ kế hoạch BVMT. Cả 2 hồ sơ này đều mang tính pháp và đại diện cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cùng mục đích thực hiện:

  • Giúp hợp thức hóa hoạt động của doanh nghiệp với môi trường.
  • Đánh giá và dự báo tác động đến môi trường.
  • Chủ động đề xuất biện pháp hạn chế và xử lý môi trường.
  • Giám sát và đánh giá những tác động trong quá trình sản xuất đối với môi trường.

Về cách xác định đối tượng và điều kiện thực hiện ĐTM và kế hoạch BVMT

  • Đối với ĐTM (đánh giá tác động môi trường): chỉ là hồ sơ đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động dự án gây ra. Nhờ vậy mà doanh nghiệp chủ động đề xuất biện pháp, phương án xử lý môi trường phù hợp. Loại hồ sơ này có áp dụng với dự án có quy mô lớn, năng suất sản xuất hơn 1 triệu sp/năm và diện tích hoạt động rộng.
  • Đối với Kế hoạch BVMT: ràng buộc trách nhiệm, tạo tính chủ động trong vấn đề BVMT. Hồ sơ này áp dụng với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, năng suất sản xuất trung bình dưới 1 triệu sp/năm và diện tích đất hoạt động tương đối.
Công ty xử lý môi trường
(Hình: Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất)

Cách xác định cơ quan chức năng phê duyệt ĐTM và kế hoạch BVMT

  • Đối với ĐTM thì cơ quan thẩm định là Bộ TNMT với thời hạn phê duyệt không quá 45 ngày làm việc. Trường hợp dự án không thuộc Bộ TNMT thì thời hạn phê duyệt tối đa 30 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với kế hoạch BMVMT có cơ quan phê duyệt gồm sở TNMT, phòng TNMT và ban quản lý KCN.

Đối với ĐTM thì cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM (Mẫu tại Phụ lục 2.1 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).
  • 07 bản báo cáo ĐTM (Mẫu tại Phụ lục 2.2 và 2.3 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).
  • 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư.

Đối với hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

  • 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • 01 bản báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Ngoài 2 loại hồ sơ trên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm cách làm các loại hồ sơ môi trường khác có thể liên hệ ngay hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!