HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Các cơ sở y tế có cần lập sổ chủ nguồn thải không?

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT có quy định CTNH từ các cơ sở y tế, khám chữa bệnh được phân thành 3 loại dưới đây:

  • Chất thải lây nhiễm gồm máu, nước tiểu, dịch tiết, khẩu trang, găng tay y tế,…
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm gồm hóa chất, dụng cụ đựng hóa chất độc hại như thủy ngân, chất hàn răng.
  • Chất thải thông thường.

Vai trò của sổ chủ nguồn thải CTNH

Lập sổ chủ nguồn thải cho cơ sở y tế
(Hình: Cơ sở y tế có cần lập sổ chủ nguồn thải không?)

Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH phải thực hiện thủ tục pháp lý. Các cá nhân, tổ chức, đơn vị hoàn tất đầy đủ thủ tục hồ sơ và trình lên cơ quan chức năng để được cấp sổ chủ hợp pháp. Vì thế sổ chủ là công cụ quản lý và kiểm soát chất thải quan trọng cho doanh nghiệp. Dựa vào đó đề xuất các biện pháp xử lý CTR tránh gây ảnh hưởng đến môi trường.

Cơ sở y tế phát sinh CTNH có cần lập sổ chủ nguồn thải hay không?

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu thì chất thải y tế được xử lý bằng 3 cách sau:

  • Xử lý tập trung: chất thải y tế và CTNH tại các thành phố, đô thị phải được thu gom và xử lý tập trung đảm bảo xử lý triệt để và không gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở phải lập sổ chủ nguồn thải theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
  • Xử lý theo cụm: cách xử lý này áp dụng đối với cơ sở y tế có quy mô nhỏ.
  • Xử lý tại chỗ: hình thức này áp dụng với cơ sở y tế ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn.

Để giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc, thông tư 36/2015/TT-BTNMT yêu cầu các cơ sở y tế thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đảm bảo phù hợp với từng địa phương và đáp ứng quy định của pháp luật về BVMT. Trường hợp cơ sở y tế có phát sinh CTNH y tế thì dựa vào Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 21/12/2015 thì đơn vị phải lập báo cáo quản lý chất thải y tế hằng năm.

Các biện pháp quản lý tốt chất thải y tế bền vững

Để tránh những tác động của chất thải y tế, các đơn vị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

  • Hoàn thiện văn bản về quản lý chất thải y tế, xây dựng quy định về xử lý, sử dụng, tái chế phù hợp với quy định về hồ sơ môi trường cho các cơ sở xử lý chất tải y tế.
  • Khuyến khích cơ sở đầu tư trang thiết bị, công nghệ xử lý chất thải hiện đại, thân thiện với môi trường.
  • Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế và môi trường từng địa phương để xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phù hợp.
  • Đảm bảo thực hiện biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế, phân loại chất thải tại nguồn và đảm bảo CTNH được phân loại và quản lý chặt chẽ tránh ảnh hưởng đến môi trường.
  • Nâng cao nhận thức các cơ sở y tế và quản lý và kiểm soát chất thải nguy hại.

Là hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp không thể thiếu, sổ chủ nguồn thải có ý nghĩa hết sức quan trọng để doanh nghiệp hoàn thiện các mục tiêu sản xuất và kinh doanh. Nếu quý khách hàng cần lập sổ chủ nguồn thải hay đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xả thải thì hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!