Hồ sơ môi trường doanh nghiệp không chỉ bao gồm báo cáo ĐTM hay kế hoạch bảo vệ môi trường mà còn rất nhiều loại hồ sơ quan trọng khác. Tùy theo điều kiện thực tế, thực trạng ô nhiễm cũng như phạm vi trách nhiệm từng doanh nghiệp mà hoàn thiện các loại HSMT cần thiết.
Xu hướng gia tăng ô nhiễm không khí
Sau chuỗi ngày “chống chọi” giãn cách xã hội trong thời gian dài ảnh hưởng của Dịch Covid-19, các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội hiện có xu hướng tăng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Phương tiện giao thông, xây dựng, công nghiệp phát thải lượng khí thải lớn. Hàng loạt hệ thống quan trắc không khí tự động ghi nhận chất lượng không khí đang dần xấu đi hoặc ở ngưỡng rất xấu.
Tình trạng ô nhiễm sẽ kéo dài trong thời gian tới, nhất là phải đối mặt với nhiều đợt không khí ô nhiễm hơn. Đứng trước tình trạng này, các địa phương cần tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí. Điều này giúp kịp thời cảnh báo, cung cấp thông tin về các chỉ tiêu khí thải vượt ngưỡng cho phép.
Các đô thị lớn đang ưu tiên phát triển hệ thống công cộng, ưu tiên phương tiện dùng năng lượng sạch, đảm bảo không phát thải, loại bỏ phương tiện cũ, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Các tầng sương mù dày bao phủ chứa nhiều khói, bụi lơ lửng không phân tán ra ngoài, mật độ tập trung giao thông đông đúc khiến ô nhiễm ngày càng nặng. Vì thế trong thời gian tới, các đô thị lớn có nhiều chính sách, hỗ trợ hộ kinh doanh hạn chế phát thải, không sử dụng than tổ ong gây ô nhiễm môi trường.
Lập HSMT cho dự án đầu tư
Vai trò của HSMT dự án đầu tư
Hằng năm theo định kỳ, các doanh nghiệp phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ với đầy đủ các chỉ tiêu môi trường phân tích theo đúng quy định. Các cơ sở phát thải nhiều chất thải sinh hoạt/công nghiệp và CTNH nhưng chưa được xử lý đúng cách hình thành điểm nhạy cảm ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp chưa triển khai các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý chất thải đúng cách. Đồng thời nhờ vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nền kinh tế tuần hoàn, sử dụng rác thải như nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài không khí, tài nguyên nước đang bị đe dọa bởi nguồn thải ồ ạt từ các ngành sản xuất công nghiệp. Với lĩnh vực như dệt nhuộm, xi mạ, chế biến thực phẩm, chăn nuôi, mủ cao su,… chứa lượng lớn tạp chất rất khó xử lý. Bên cạnh trách nhiệm thiết kế – lắp đặt hệ thống XLNT đạt chuẩn thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xin cấp giấy phép môi trường.
Vấn đề tồn đọng ở một số dự án đầu tư
Thị trường Việt Nam hiện thu hút nhiều dự án vừa và lớn, quy mô, công suất lớn khiến nhiều doanh nghiệp trở thành mục tiêu phát thải gây ô nhiễm lớn. Các dự án cần thực hiện biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động truyền dữ liệu đến Sở TNMT quản lý theo quy định.
Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm còn tồn tại nhiều công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chưa bố trí thiết bị lọc bụi, xử lý khí thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Từ bụi đến khí độc như dioxin, furan gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
Khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp sẽ làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Tùy theo ngành nghề, công suất, loại chất thải, nồng độ ô nhiễm mà thực hiện theo đúng loại hồ sơ phải thực hiện.
Tư vấn lập hồ sơ môi trường là dịch vụ môi trường nổi trội được Hợp Nhất triển khai thực hiện trong 10 năm qua với nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Quý Khách hàng đang gặp trở ngại bất kỳ loại hồ sơ nào thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. để được hỗ trợ.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!