HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

3 hồ sơ môi trường quan trọng cho cơ sở chăn nuôi

Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất chuyên lập các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có. Đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, chúng tôi tư vấn và hoàn thiện thủ tục hồ sơ nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất.

Và vai trò của các loại hồ sơ môi trường đối với các dự án chăn nuôi rất quan trọng và cần thiết. Để quý khách hàng thuận tiện hơn trong việc xác định đối tượng cần lập hồ sơ nào, hôm nay công ty môi trường Hợp Nhất sẽ điểm qua một vài thông tin liên quan đến từng loại báo cáo, giấy phép.

Đối với báo cáo ĐTM

Các trang trại chăn nuôi có quy mô từ 500 đầu gia súc hoặc 20.000 đầu gia cầm trở lên. Và cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung có quy mô từ 50 động vật hoang dã trở lên. Những đối tượng trên bắt buộc phải lập báo cáo đtm.

Hồ sơ môi trường cho cơ sở chăn nuôi
(Hình: Hồ sơ môi trường cho cơ sở chăn nuôi)

Đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi chủ yếu phân tích, đánh giá và dự báo, đề xuất giải pháp BVMT. Các nội dung và quy trình các bước lập đtm theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Nhờ báo cáo ĐTM có thể dễ dàng nhận biết tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh. Thông qua đó, cũng ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp đối với vấn đề BVMT. ĐTM cũng là công cụ hợp thức hóa quá trình kinh doanh, gắn liền phát triển kinh tế đi đôi với môi trường.

Đối với kế hoạch bảo vệ môi trường

Dự án với quy mô chuồng trại từ 100 đến dưới 500 đầu gia súc hoặc từ 5.000 đến dưới 20.000 đầu gia cầm. Và cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung có quy mô từ 5 đến dưới 50 động vật hoang dã. Những đối tượng trên bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, hộ chăn nuôi có quy mô chuồng trại từ 50 m2 trở lên phải đăng ký kế hoạch BVMT. Thế nhưng, những hộ chăn nuôi này chủ yếu tập trung ở hộ gia đình nhỏ lẻ. Đây cũng là điều khó khăn để vận động chủ hộ chăn nuôi thực hiện kế hoạch.

Và để viết kế hoạch thì bắt buộc họ phải đi thuê đơn vị tư vấn. Trong khi đó, chăn nuôi nhỏ lẻ thường có thu nhập bấp bênh, không có nguồn thu ổn định nên để bỏ tiền ra viết bản kế hoạch BVMT hoàn chỉnh thì rất khó.

Hộ chăn nuôi có quy mô từ 50 m2 trở lên phải đăng ký và xây dựng hệ thống, giải pháp xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Còn trường hợp với quy mô dưới 50 m2 không phải lập hồ sơ môi trường nhưng phải thực hiện các biện pháp BVMT trong quá trình chăn nuôi.

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chăn nuôi

Tùy theo quy mô, ngành nghề và mức độ ảnh hưởng đến môi trường mà thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường nước, không khí, tiếng ồn, độ rung,… Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhiều địa phương tập trung phát triển vùng chăn nuôi an toàn bằng phương pháp sinh học, chăn nuôi công nghệ cao. Khuyến khích các trang trại chăn nuôi lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục để hạn chế thực trạng ô nhiễm không khí.

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ giúp đánh giá, theo dõi các yếu tố tác động đến môi trường, đo đạc, phân tích số liệu để đánh giá hiện trạng môi trường. Theo đó phải căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường mà xác định chính xác các nguồn thải có bị ô nhiễm không.

Quan trắc môi trường chăn nuôi theo dõi các biến động, suy thoái môi trường. Đồng thời đề xuất đưa ra các biện pháp đối phó với tình trạng ô nhiễm để có kế hoạch quan trắc phù hợp nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!