Trong lĩnh vực xử phạt môi trường, Nghị định 55/2021/NĐ-CP không chỉ bổ sung một số điều trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP mà còn điều chỉnh để phù hợp với một số nội dung trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Luật BVMT.
Theo đó, Nghị định này quy định chi tiết những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính với những đối tượng lập ĐTM, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường, nhập khẩu phế liệu, xả thải gây ô nhiễm,…
Xử phạt các hành vi xả thải trái phép
Nghị định 55/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 24/05/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định đối với những trường hợp xả thải nhưng chưa qua xử lý đúng cách.
Áp dụng với những dự án đã có giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT được Bộ TNMT xác nhận nhưng xây dựng, lắp đặt thiết bị, đường ống để xả chất thải chưa qua xử lý sẽ bị phạt từ 100 – 120 triệu.
Chủ dự án phải di dời cơ sở đến địa điểm khác đã được cơ quan phê duyệt quy hoạch, tiến hành cải tạo công trình xử lý chất thải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật BVMT.
Đối với những dự án có khối lượng chất thải lớn thì phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động theo đúng quy định và truyền dữ liệu liên tục về cơ quan quản lý theo dõi. Đặc biệt, dự án phải lập ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường thì chủ dự án phải cải tạo, nâng cấp, bổ sung thêm công trình BVMT cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét.
Xử phạt trường hợp gây ô nhiễm môi trường
Các mức xử phạt
- Dự án hoạt động trong KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung nếu vi phạm các quy định về BVMT sẽ bị phạt từ 5 – 500 triệu đồng; các thông số xả thải vượt ngưỡng cho phép bị phạt từ 300 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng (tùy mức độ); dự án phát thải bụi, khí thải chứa chất thải nguy hại phạt từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng.
- Không có báo cáo công tác cải tạo, phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường gửi đến cơ quan phê duyệt/cơ quan quản lý môi trường sẽ bị phạt từ 30 – 50 triệu đồng.
- Không hoàn thành trách nhiệm phương án cải tạo, phục hồi môi trường bị phạt từ 100 – 120 triệu đồng hoặc bị phạt từ 150 – 200 triệu đồng nếu không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường (trừ trường hợp lập báo cáo ĐTM).
- Đối với dự án nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nhưng không có kho, bãi lưu trữ đáp ứng điều kiện môi trường hoặc lưu trữ nhưng không đảm bảo các yêu cầu BVMT bị phạt từ 30 – 150 triệu đồng.
- Dự án bị phạt từ 150 -170 triệu đồng nếu không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu hoặc không xử lý tạp chất, không chuyển giao chất thải cho đơn vị có khả năng xử lý.
- Đối với môi trường biển, dự án đổ hóa chất độc hại, chất thải rắn, nước thải chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống biển, hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, bị phạt từ 200 – 500 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn nếu đổ CTNH, chất thải chứa chất phóng xạ xuống biển sẽ bị phạt từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
Điểm mới về nội dung
Điểm mới của Nghị định 55/2021/NĐ-CP hướng đến các đối tượng vi phạm thuộc phạm vi, lĩnh vực hồ sơ môi trường (kế hoạch BVMT, báo cáo ĐTM, xác nhận hoàn thành công trình BVMT), các hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, nhập khẩu phế liệu, vi phạm quy định về quản lý chất thải, BVMT; vi phạm về quy định phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường,…
Nếu như bạn muốn sản xuất – kinh doanh cần thực hiện đúng quy định của pháp luật thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Chúng tối sẽ tư vấn đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến hồ sơ môi trường hoặc các vấn đề trong xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.