Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy định lập hồ sơ quan trắc môi trường

Nếu quý doanh nghiệp cần thực hiện hồ sơ quan trắc môi trường hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất. Chúng tôi có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức cũng như đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng bằng đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo và nhiệt tình nhất. Hãy liên hệ theo Hotline: 0938.857.768 khi quý Khách hàng cần tư vấn làm báo cáo quan trắc định kỳ.

Hồ sơ quan trắc môi trường
Hồ sơ quan trắc môi trường

1. Hồ sơ quan trắc môi trường là gì?

Hồ sơ quan trắc môi trường là hồ sơ môi trường không thể thiếu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm tra, đo đạc thường xuyên các chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học các thành phần môi trường. Bằng phương pháp, quy trình hoàn thiện được thực hiện bài bản nhằm cung cấp các thông tin cơ bản với độ tin cậy, chính xác để đánh giá chất lượng môi trường.

1.1. Mục đích của việc lập hồ sơ quan trắc là gì?

  • Kiểm soát về thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến môi trường.
  • Phát hiện kịp thời các nguồn phát sinh ô nhiễm tác động lên chất lượng môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn hay độ rung.
  • Đề xuất các biện pháp, giải pháp kiểm soát, kiểm tra và quản lý nguồn tác động đến môi trường.
Mục đích của việc lập hồ sơ quan trắc môi trường
Mục đích của việc lập hồ sơ quan trắc môi trường

1.2. Các đối tượng cần lập hồ sơ quan trắc môi trường

  • Khu công nghiệp: Khu chế xuất, KCN, cụm công nghiệp.
  • Các doanh nghiệp: nhà kho, nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà máy chế biến.
  • Cơ sở y tế: bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng xét nghiệm, trạm y tế, thẩm mỹ viện, phòng xét nghiệm,…
  • Thương mại – dịch vụ: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, trạm xăng dầu, bến xe, sân bay, khu resort,…
  • Khu dân cư, đô thị: Khu chung cư, đô thị, khu dân cư.
  • Xử lý rác: bãi chôn lấp, nhà máy đốt rác, trạm trung chuyển rác,…
Đối tượng cần lập hồ sơ quan trắc môi trường
Đối tượng cần lập hồ sơ quan trắc môi trường

1.3. Nội dung của báo cáo quan trắc môi trường

  • Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến nguồn tác động phát sinh từ các hoạt động sản xuất của cơ sở đến chất lượng môi trường.
  • Theo dõi khối lượng, tần suất, định kỳ đô đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích các nguồn thải tối thiểu 3 tháng/lần.
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến nguồn tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng/lần.
  • Thường xuyên lập báo cáo diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh các yếu tố như xói mòn, sụt lở đất, bồi lắng sông, xâm nhập mặn, nước nhiễm phèn cùng các tác động khác để đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Quy định về các thông số trong báo cáo quan trắc môi trường

Để tiến hành lập hồ sơ quan trắc môi trường hay lập báo cáo quan trắc môi trường không khí đạt hiệu quả cao, người ta thường áp dụng đối với một số quy chuẩn kỹ thuật các nguồn tác động như:

2.1. Đối với nước thải

  • Lấy mẫu nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các tiêu chuẩn như QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải công nghiệp, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải sinh hoạt.

2.2. Đối với khí thải

  • Tại nguồn phát sinh tiến hành lấy mẫu. Các tiêu chí đối chiếu như QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp về bụi và các chất vô cơ.

2.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại

  • Cần thống kê tổng lượng khí thải, biện pháp, lưu giữ kèm với việc thu gom, vận chuyển và xử lý.

2.4. Đối với tiếng ồn, độ rung

  • Đo tại vị trí phát sinh có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Tiêu chí đối chiếu như QCVN 26:2010/BTNMT – Quy định về mức ồn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng, khu dân cư.

2.5. Đối với môi trường không khí xung quanh

  • Đối chiếu với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

2.6. Đối với môi trường nước mặt

  • So sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

2.7. Đối với nước dưới đất

  • So sánh với quy chuẩn QCVN 09-MT:2015 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Xử lý môi trường
(Hình: Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất)

3. Cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo quan trắc môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường áp dụng đối với dự án phê duyệt báo cáo quan trắc môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường áp dụng với dự án phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường. Ban quản lý khu công nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!