Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm

Với hơn 7 năm kinh nghiệm, công ty môi trường Hợp Nhất luôn giữ vững vị trí xứng đáng và vững vàng trên thị trường. Điều này được minh chứng qua hàng loạt dự án/sản phẩm thực hiện hồ sơ môi trường được chúng tôi triển khai trong thời gian qua. Trong đó, kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm bằng chi phí thấp nhất và thời gian hoàn thiện nhanh nhất.

Nắm được tình hình các cơ sở sản xuất gốm sứ phát sinh chất thải ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, cơ quan chức năng ngày càng siết chặt công tác quản lý, kiểm tra và giám sát chất lượng nguồn thải từ các nhà máy sản xuất này. Bên cạnh đó, Nhà nước ban bố nhiều chính sách bắt buộc chủ doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình đối với môi trường, trong đó phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm
(Hình: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm)

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường được thay thế hoàn toàn cho Cam kết bảo vệ môi trường kể từ ngày 1/1/2015. Đây là loại hồ sơ môi trường có nhiệm vụ ràng buộc trách nhiệm đối với các cơ quan môi trường.

Đây là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình dự án đang đi vào hoạt động chính. Đồng thời, đề xuất phương án, giải pháp phù hợp đi đôi với công cuộc bảo vệ môi trường.

Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định rõ đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc từ 1.000 sản phẩm/năm đến dưới 10.000 sản phẩm/năm.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với kế hoạch BVMT

  • Các doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Khi xảy ra các sự cố môi trường hoặc dừng hoạt động phải báo ngay với cơ quan chức năng hoặc các cấp chính quyền địa phương.
  • Khi cơ quan môi trường thanh tra hoặc kiểm tra thì chủ doanh nghiệp phải hợp tác và cung cấp những thông tin cần thiết.

Phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường khi doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Thay đổi địa điểm sản xuất
  • Dự án không được triển khai trong vòng 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường có giá trị hiện hành

Đối với trường hợp, dự án có những thay đổi liên quan đến quy mô, tính chất thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gởi cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thời điểm lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm

Tùy theo quy mô, công suất hoạt động của doanh nghiệp mà các dự án trước khi đi vào hoạt động chính thức phải lập một trong 2 loại hồ sơ môi trường quan trọng gồm Kế hoạch bảo vệ môi trường và lập đtm.

Theo đó, căn cứ vào Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chủ dự án bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt trước khi dự án đi vào vận hành chính thức.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác nhận việc doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch BVMT, trường hợp không được xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cụ thể và nêu rõ lý do.

Công ty xử lý môi trường
(Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất)

Hồ sơ cần thiết khi lập kế hoạch

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo đầu tư/Giải trình kinh tế kỹ thuật/Báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sơ đồ vị trí dự án

Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất gốm

  • Sở Tài nguyên và môi trường
  • Phòng Tài nguyên và môi trường
  • Ban quản lý các KCN

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc thắc mắc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến môi trường hãy gọi ngay với Hợp Nhất theo số 0938 857 768 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!