Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập ĐTM cấp bộ

Trong nhiều bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu, công ty môi trường Hợp Nhất đã chỉ rõ một số vấn đề liên quan đến đánh giá tác động môi trường. ĐTM được chia thành nhiều loại trong đó có lập ĐTM cấp bộ có quy định chi tiết trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Nếu có những thắc mắc liên quan đến đánh giá tác động môi trường cấp Bộ, bạn có thể theo dõi thêm một số thông tin chi tiết về loại hồ sơ môi trường này để biết thêm một số thông tin chi tiết nhé!

Lập ĐTM cấp bộ
(Hình: Lập ĐTM cấp bộ)

Đối tượng phải lập ĐTM cấp bộ

  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Quốc hội, thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  • Dự án có sử dụng diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử, văn hóa, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, các vùng thuộc khu dự trữ sinh quyển (trừ các dự án sử dụng diện tích đất thuộc vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển dưới 20 ha).
  • Dự án xây dựng nhà máy nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 300 MW có địa điểm nằm cách khu đô thị, khu dân cư tập trung dưới 02 km; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện khác công suất từ 600 MW trở lên dự án xây dựng nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m3 nước trở lên.
  • Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió, chắn cát bay, rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên hoặc các loại rừng tự nhiên khác từ 100 ha trở lên; dự án có sử dụng diện tích đất trồng lúa 2 vụ từ 20 ha trở lên; dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản trên cát có diện tích từ 100 ha trở lên.
  • Dự án mở rộng quy mô, công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Dự án nằm trên địa bàn thuộc 2 tỉnh trở lên hoặc nằm trong vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh hoặc địa bàn nằm trên khu vực 2 quốc gia trở lên.

Căn cứ pháp lý lập ĐTM cấp Bộ

  • Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
  • Căn cứ vào Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Căn cứ vào Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Hồ sơ thẩm định đối với lập ĐTM cấp bộ

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Bảng báo cáo đầu tư
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sơ đồ vị trí
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ thoát nước mưa
  • Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)

Thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp Bộ

Đối với dự án phải lập ĐMT cấp Bộ có thời gian thẩm định tối đa 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp phức tạp về tác động môi trường sẽ có thời gian thẩm định tối đa là 60 ngày làm việc.

Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt ĐTM cấp Bộ

Các dự án có quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bắt buộc phải lập đánh giá tác động môi trường và nộp hồ sơ để đánh giá và phê duyệt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Hợp Nhất – Đơn vị lập ĐTM uy tín và chất lượng

Đội ngũ nhân viên: đáp ứng tất cả các yêu cầu của dự án theo đúng với quy định của pháp luật. Chúng tôi có 7 năm kinh nghiệm trong việc tổ chức và thực hiện nhiều loại hồ sơ môi trường khác nhau. Bộ phận chuyên trách và tư vấn của công ty môi trường Hợp Nhất được đào tạo chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng phục vụ nhu cầu của quý khách hàng một cách tận tình và chu đáo nhất.

Chất lượng dịch vụ: dịch vụ của chúng tôi luôn đảm bảo làm hài lòng khách hàng, dù là khách hàng khó tính nhất với nhiều thông tin đa lĩnh cực, giúp quý doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!